Thời gian qua, các cấp hội LHPN Hà Tĩnh đã tích cực thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.
Từ công tác tuyên truyền vận động, đến nay, mô hình phân loại rác thải tại nguồn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả, góp phần tiết kiệm chi phí, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Rác thải được chất đống ở nhiều vị trí dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông.
Việc nông dân Hà Tĩnh sử dụng nilon bao quanh đồng ruộng giúp phòng ngừa chuột, tác động thời tiết bất lợi gây hại cho lúa nhưng cũng kéo theo nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng đổ bừa bãi trên tuyến đê Tả Nghèn, đoạn qua huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan.
Suốt 20 năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại để tái chế chất thải, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Tuyến đường huyện 103 (ĐH.103) đoạn qua các xã: Thạch Thắng, Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều điểm tập kết rác tự phát, ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường.
Môi trường là tiêu chí quan trọng trong xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao nên thời gian qua, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp phân loại, xử lý rác tại nguồn.
Mỗi khi mưa lớn, rác thải được người dân vứt bừa bãi dọc thượng nguồn và lòng kênh Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Vũ Quang, Hà Tĩnh) lại dồn về các lưới chắn rác gây ứ đọng, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến việc điều tiết nước xuống hạ nguồn.
Bãi biển Cẩm Lĩnh (xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là địa điểm lý tưởng thu hút nhiều người tới dã ngoại. Tuy nhiên, sau những buổi tụ tập, vui chơi, rác thải bị du khách bỏ lại ngày một nhiều hơn.
Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự sáng tạo, tâm huyết của chị em phụ nữ, xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trở thành điểm sáng trong việc phân loại, thu gom rác thải tại nguồn.
Mặc dù bãi chứa vật liệu thải xây dựng đã được bố trí và có quy định cụ thể nhưng không ít người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vẫn đổ rác bừa bãi, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Rác thải ngập vỉa hè, tràn cả xuống lòng đường, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Thực trạng này là nỗi kinh hoàng của bất cứ ai khi đi qua đường mòn ở thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh).
Gần 1 tấn cá giống đã được thả xuống hồ Kẻ gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hoạt động cũng nhằm vận động, kêu gọi Nhân dân tích cực chung tay bảo vệ môi trường.
Thanh Vũ - nữ vận động viên vừa vô địch thế giới 3 môn phối hợp khắc nghiệt nhất hành tinh đã có những chia sẻ về hành trình vượt qua bản thân và kêu gọi người dân Hà Tĩnh cùng chung tay giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống.
Sau phản ánh của Báo Hà Tĩnh về các điểm tập kết rác thải tự phát dọc tuyến đường ven biển đoạn đi qua các xã thuộc TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh, một số địa phương đã tiến hành thu gom, nhưng có nơi rác vẫn đang “yên vị”.
Dọc tuyến đường ven biển Hà Tĩnh đoạn qua huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều điểm tập kết rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường, làm xấu mỹ quan.
Sống trong xã hội hiện đại, trong môi trường của nông thôn mới, đô thị văn minh, phần lớn người dân ở TP Hà Tĩnh và nhiều vùng quê khác đều có nhận thức về môi trường sống. Từ trẻ em đến người lớn đều biết: bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của tất cả mọi người!
Hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) là địa điểm lý tưởng thu hút nhiều người tới dã ngoại. Sau những buổi tụ tập, vui chơi là lượng lớn rác thải bị người dân bỏ lại ngày một nhiều hơn...
Nhà chức trách đã cảnh báo về bao bì, vỏ chai thuốc BVTV là một trong những loại rác thải nguy hại, cần phải được xử lý đúng quy định. Song, trên nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh đang xảy ra tình trạng vứt vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi được sử dụng trong vụ xuân 2023.
Rác phát sinh sau tết, nhất là từ các loại hoa, cây cảnh cùng số tồn đọng trước đó khiến lượng rác thải sinh hoạt ở Hà Tĩnh tăng cao. Các công nhân vệ sinh môi trường đang nỗ lực để thu gom, xử lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
Lượng rác thải tăng đột biến trong dịp tết khiến việc thu gom, vận chuyển và xử lý gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, với quyết tâm không để rác ứ đọng, các đơn vị vệ sinh môi trường ở Hà Tĩnh huy động tối đa nhân lực, phương tiện để đảm bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp trong dịp tết.
Việc xử lý rác thải phát sinh từ hoạt động buôn bán tại các chợ dân sinh nhằm đảm bảo môi trường luôn khiến các địa phương ở Hà Tĩnh phải “đau đầu”. Hiệu quả mô hình “Ủ phân vi sinh từ rác thải” sẽ là “lời giải” cho vấn đề nan giải này.
Sau phản ánh của Báo Hà Tĩnh, Xí nghiệp Gạch Trung Đô Hồng Lĩnh đã thu gom, vận chuyển rác thải tập kết trong khuôn viên đưa đi xử lý theo đúng quy định nhằm hoàn trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, trước ngày 18/9.
Cuối năm 2019, Xí nghiệp Gạch Trung Đô Hồng Lĩnh (ở phường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) di dời đến nơi sản xuất mới, ngay sau đó “đại bản doanh” này bị bỏ hoang và một phần diện tích biến thành bãi rác, ảnh hưởng lớn đến môi trường và mỹ quan đô thị.