Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Rác thải sinh hoạt chất thành từng đống trên tuyến đê biển Nghi Xuân (Hà Tĩnh) gây hôi thối, ô nhiễm môi trường...

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Thời gian qua, người tham gia giao thông trên tuyến đê biển Nghi Xuân đoạn qua xã Cương Gián không khỏi bức xúc bởi tình trạng rác thải vứt tràn lan.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Đi dọc tuyến đê, dễ dàng bắt gặp tình trạng rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng...

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

...mảnh vỡ thủy tinh, vỏ hải sản nằm ngổn ngang. Thay vì được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định, thì người dân lại chở ra đổ dọc tuyến đê.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Rác thải chất thành từng đống, để lâu ngày bốc mùi hôi thối. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm xấu cảnh quan, rác thải đổ bừa bãi trên thân đê, mái đê còn vi phạm quy định của Luật Đê điều.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

“Tuyến đê này buổi chiều có khá đông người dân ra tập thể dục. Mỗi lần qua đây là mùi rác thải bốc lên, hôi thối khủng khiếp” – bà Trần Thị Đào (trú thôn Đại Đồng, xã Cương Gián) chia sẻ.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Rác thải đổ bừa bãi trên đê theo thời gian trôi xuống các cống nước rồi chảy ra biển.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Dù chính quyền địa phương đã lắp đặt biển cấm nhưng tình trạng này vẫn xảy ra liên tục.

Rác “tập kết” trên đê biển Nghi Xuân

Ông Nguyễn Văn Tiến (trú thôn Song Hải, xã Cương Gián) cho biết: "Một số người dân thiếu ý thức thường lựa chọn vào buổi tối, đêm muộn, lúc vắng người để đổ rác thải ra dọc tuyến đường đê. Mong chính quyền, ngành chức năng sớm xử lý tình trạng này”.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.