Robot cho ăn - công nghệ mới hỗ trợ người bệnh

Robot cho ăn là một trong những nghiên cứu đang được các nhà khoa học Đại học Washington, Mỹ dày công nghiên cứu và dự kiến có thể xuất hiện trong thời gian không xa.

Tại một buổi thí nghiệm của các nhà khoa học đại học Washington, người tham gia thí nghiệm sẽ ngồi vào chiếc ghế được gắn cánh tay “robot cho ăn” cùng với đĩa dưa và dâu tây đặt trên bàn. Ngay khi hiệu lệnh của các nhà nghiên cứu vang lên, cánh tay “robot cho ăn” sẽ tự biết phải làm gì tiếp theo.

Cánh tay robot với khớp nối có khả năng cầm dĩa sẽ tự động xiên vào miếng dâu tây thứ nhất và đưa đến miệng của người tham gia thí nghiệm. Ngay khi miếng dâu tây được tiêu hóa, máy sẽ tự động lấy tiếp miếng thứ 2 và đưa đến miệng người ăn.

Robot cho ăn - công nghệ mới hỗ trợ người bệnh

Robot cho ăn đang thực hiện động tác đưa dâu tây vào miệng người tham gia thí nghiệm. Ảnh: Đại học Washington.

Để có thể làm được việc này, cánh tay robot cho ăn sẽ được trang bị các khả năng cảm biến đa chức năng như công nghệ hình ảnh, công nghệ haptic - công nghệ cảm biến có khả năng xiên thức ăn và cho người ăn và công nghệ cảm biến áp suất để ngăn không gây sát thương cho người sử dụng.

Camera được gắn trong cánh tay robot có sử dụng công nghệ hình ảnh máy tính để nhận ra loại thức ăn, cũng như phân biệt mắt, mũi và quan trọng nhất là miệng của người sử dụng để thực hiện theo đúng chỉ dẫn.

Theo nhà nghiên cứu Tapomayukh Bhattacharjee, cho ăn không phải là một quá trình đơn giản, bởi thức ăn có nhiều hình dạng khác nhau và dụng cụ cho ăn cũng đa dạng. Để khiến cánh tay robot nhận dạng được các loại thức ăn và sử dụng dụng cụ ăn hợp lý là một thách thức không nhỏ.

Hiện thiết bị cho ăn này mới đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu cho biết, sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa để hoàn thiện dự án này. Trong giai đoạn hiện nay, cánh tay robot này vẫn đang được để ở chế độ mã nguồn mở để tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, quan tâm đến dự án này nhằm giúp dự án sớm hoàn thiện.

Theo số liệu của nhà chức trách Mỹ, năm 2010, với 1 triệu người ở Mỹ đang cần có người hỗ trợ cho ăn mỗi ngày, cánh tay robot cho ăn sẽ là dự án nghiên cứu mang tính thực tế. Một khi dự án được triển khai đại trà trong cuộc sống, những người già, những người bệnh không thể tự ăn được sẽ có thể tự đáp ứng nhu cầu của bản thân, với sự hỗ trợ của máy móc mà không cần sự hỗ trợ của người khác.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.