(Baohatinh.vn) - Các đơn vị nghệ thuật từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã mang đến Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh nhiều tiết mục đặc sắc.
Trong khuôn khổ Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra tại Hà Tĩnh (từ 27/11-30/11/2024), Liên hoan các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh (vào tối 28/11 và 29/11) đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả Hà Tĩnh và cả nước. Ảnh: Tiết mục chào mừng liên hoan của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh. Liên hoan có sự tham gia của 6 đoàn nghệ thuật đến từ: Bắc Ninh (dân ca quan họ), Phú Thọ (hát xoan), Lâm Đồng (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên), Quảng Nam (hát bài chòi), Nghệ An (dân ca ví, giặm), Hà Tĩnh (dân ca ví, giặm và ca trù). Trong đó, đoàn Hà Tĩnh mang đến 3 tiết mục ví, giặm và 1 tiết mục ca trù đặc sắc nhất, giới thiệu vẻ đẹp của di sản đã được UNESCO vinh danh. Trong ảnh: Không gian diễn xướng ví, giặm "Duyên tình biển mặn" của đoàn Hà Tĩnh. Tiết mục Hát mưỡu - hát nói Ca trù: “Làm cho tỏ mặt nam nhi” do Ca nương Thu Hà, Kép đàn: Nghệ nhân ưu tú Văn Đài, Cầm chầu: Xuân Hải (đoàn Hà Tĩnh biểu diễn). Đoàn Lâm Đồng mang đến liên hoan Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sôi động, vang vọng âm thanh và sắc màu đời sống của cộng đồng dân tộc xứ đại ngàn. Trong ảnh: Tốp ca nam hát Acapella: Prơ Cêng - Hát theo Chiêng. Hình ảnh cô gái Tây Nguyên bên cây đàn T'rưng gõ nhịp cùng dàn nhạc cụ đàn đá, cồng chiêng... gần gũi, mộc mạc khiến khán giả say mê. Nếu tiếng cồng chiêng Tây Nguyên mang theo sức sống sôi động núi rừng, thì lời ca quan họ đến từ Bắc Ninh như kéo cả mùa xuân trẩy hội về với khán phòng. Các liền anh, liền chị tái hiện không gian diễn xướng quan họ qua tiết mục "Năm liệu, bảy lo".
Câu quan họ mê đắm lòng người qua tiết mục "Vui bốn mùa".
Nét thanh lịch, tao nhã của liền anh, vẻ đẹp duyên dáng của liền chị qua khăn đóng, áo the, chiếc nón quai thao là những giá trị độc đáo của dân ca Quan họ – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Mở đầu đêm diễn thứ 2 của liên hoan (29/11), đoàn Nghệ An mang đến các tiết mục dân ca ví, giặm được dàn dựng công phu, đậm nét di sản xứ Nghệ. Trong ảnh: Tiết mục Cay gừng trầu Nghệ Dân ca ví, giặm hiện lên hết sức bình dị, dân dã, gần gũi với đời sống lao động của người Nghệ - Tĩnh nhưng cũng lung linh sắc màu cuộc sống, thấm đẫm tình đất, tình người. Trong ảnh: Tiết mục: Không gian diễn xướng "Gửi tình ta vào đất" từ đoàn Nghệ An. Trong câu dân ca ví, giặm, hình ảnh cô gái xứ Nghệ hiện lên vẻ đẹp thật mộc mạc, chân chất, say đắm lòng người.
“Mời trầu” – nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Nghệ được thể hiện thiết tha, quyến rũ qua lời ca câu ví. Đoàn Phú Thọ mang không khí mùa xuân lễ hội Đền Hùng đến khán phòng bằng các tiết mục hát xoan đặc sắc. Nhiều khán giả Hà Tĩnh cảm thấy thú vị khi lần đầu tiên được trực tiếp thưởng thức loại hình di sản của quê hương đất tổ đã được UNESCO vinh danh. Trong ảnh: Tiết mục "Hát mỏ cá". Các nghệ nhân cao tuổi của phường Xoan gốc An Thái (Phú Thọ) trình diễn nhuần nhuyễn điệu hát quê hương có hàng nghìn năm của dân tộc. ...Khiến khán giả không ngớt vỗ tay tán thưởng và múa theo điệu hát xoan. Ngay sau điệu hát xoan Phú Thọ, đoàn Quảng Nam mang đến không khí vui tươi, dí dỏm của không gian diễn xướng nghệ thuật hát bài chòi.
Sau những câu hò, lời đáp của anh Hiệu, chị Hiệu là những quân bài xuất hiện. Mỗi quân bài gắn với những câu hát có nội dung hướng con người sống có tình nghĩa, thủy chung, tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống lao động. Hát bài chòi đã được UNESCO ghi danh vào năm 2017. Các nghệ nhân trong vai anh Hiệu, chị Hiệu của trò chơi không gian diễn xướng hát bài chòi, tặng quà là chiếc đèn lồng cho các đại biểu, khán giả như một lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại. Đây cũng là lúc khép lại chương trình Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh, tại Hà Tĩnh năm 2024.
Bộ ảnh được thực hiện bởi Huyện đoàn Hương Khê (Hà Tĩnh) - tác giả Trần Đình Thông đã ghi lại những khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi của học sinh dân tộc Chứt - bản Rào Tre.
Thông qua lớp tập huấn nhằm giúp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh du lịch cho các nhà hàng, chủ cơ sở OCOP, qua đó góp phần phục vụ tốt mùa du lịch biển ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) năm 2025.
Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Xúc tiến du lịch tỉnh và các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thành các phần việc để đảm bảo Triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh diễn ra thành công tốt đẹp.
Hãng thông tấn AP gợi ý nhiều địa điểm tham quan dành cho cựu chiến binh Mỹ tới Việt Nam dịp 30/4, bao gồm đồi Hamburger, Khe Sanh, Nhà tù Hỏa Lò và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Đây là dịp để chính quyền địa phương và người dân xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cùng con cháu dòng họ tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai.
Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong dịp lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần tại đền Thánh Mẫu - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).
Cuộc sống hiện tại của ngôi sao Lý Liên Kiệt khác xa những năm tháng ông tung hoành trong làng giải trí. Mới đây, bức ảnh của Lý Liên Kiệt do người hâm mộ đăng tải khiến nhiều người xôn xao.
Mộ và nhà thờ Nguyễn Phi Sài ở thị trấn Thạch Hà và xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) là 1 trong 93 di tích trên địa bàn Hà Tĩnh được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị đổi mới tư duy, tạo động lực, khí thế mới trong phát triển du lịch.
Dịp lễ 30/4 này, thành phố biển Đồng Hới (Quảng Bình) hứa hẹn sẽ "nóng" hơn bao giờ hết khi đại đô thị Regal Legend khuấy đảo giới trẻ với đại nhạc hội biển đỉnh cao mang tên Legend Fest 2025.
Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
Tết Bunpimay được tổ chức cho các lưu học sinh Lào theo học tại Trường Đại học Hà Tĩnh là hoạt động ý nghĩa, góp phần tô thắm tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 nước.
Yêu và đến với dân ca ví, giặm từ sớm, cô bé Nguyễn Ngọc Gia Hân (lớp 4, Trường Tiểu học Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lan tỏa tình yêu đó bằng những cách rất đặc biệt.
Ngay từ khi công chiếu tại Hà Tĩnh, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" đã chinh phục hàng nghìn khán giả, qua đó, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước trong lòng người xem.
Các hoạt động được tổ chức nhân Ngày Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng...
Đền Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là di tích lịch sử cấp quốc gia. Được xây dựng từ thế kỷ XVIII, đến nay, đền vẫn giữ được kiến trúc độc đáo cùng nét cổ kính.
MV "Victory - Bond in Vietnam" với những hình ảnh đẹp mê hoặc của Vịnh Hạ Long, do Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam phối hợp sản xuất vừa chính thức ra mắt.
Việc đặt linh vật không phù hợp với văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục tại một số cơ sở ở Hà Tĩnh đang gây ra những phản cảm trong không gian văn hóa tâm linh.
Sáng 7/4 (tức 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, UBND thị xã Hồng Lĩnh long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025.
Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Hà Tĩnh đã thành kính dâng cúng vật phẩm, thể hiện lòng biết ơn công lao của Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu