Tâm huyết "hiến kế" đưa di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trường tồn trong đời sống Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Các tham luận, ý kiến đóng góp tại Hội thảo khoa học quốc gia “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” là nguồn tư liệu quý, cơ sở quan trọng để 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai những chính sách, hành động cụ thể, đưa dân ca ví, giặm vươn xa hơn trong cuộc sống hiện đại.

bqbht_br_toan-canh-hoi-thao.jpg
Toàn cảnh hội thảo.

Sáng 29/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh”.

Chủ trì hội thảo gồm có: Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành, GS.TS Nguyễn Chí Bền - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu; Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Viết Trường; Giám đốc VH-TT tỉnh Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh.

Cùng tham dự hội thảo có: PGS.TS Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam; lãnh đạo các sở, các ban, ngành và đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ nhân, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa truyền thống của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

chu-tri.jpg
Ban chủ trì hội thảo.

Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” là sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”; là hoạt động quan trọng chào mừng kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESSCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được bảo tồn, phát huy giá trị

Khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu khẳng định: Hà Tĩnh tự hào là một trong những cái nôi của dân ca ví, giặm - một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, thấm đượm hồn quê, gắn bó mật thiết với đời sống thường nhật của người dân.

bqbht_br_ong-le-ngoc-chau.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu khai mạc hội thảo.

Sự kiện dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào tháng 11/2014 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản này.

Trải qua chặng đường 10 năm (2014 - 2024), với sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, cùng sự chung tay của các cấp ngành và cộng đồng, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được bảo tồn, phát huy giá trị. Những nỗ lực đó không chỉ giúp di sản trường tồn mà còn làm giàu thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vẫn còn gặp không ít thách thức. Hội thảo khoa học lần này là dịp để nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ, phát huy di sản ví, giặm; quảng bá, giới thiệu những giá trị của ví, giặm Nghệ Tĩnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đồng thời, tăng cường mối quan hệ giao lưu, kết nối di sản văn hóa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, văn nghệ sỹ, nghệ nhân đánh giá, đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược và thực tiễn nhằm nâng cao giá trị của di sản trong thời đại mới.

bqbht_br_111.jpg
Đại biểu tham dự hội thảo.

Thông qua những làn điệu mộc mạc, trữ tình của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cho thấy chặng đường lịch sử đã qua và dấu ấn văn hóa của quê hương, dân tộc từ ngàn xưa vọng lại.

Sau khi dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” vào tháng 11/2014, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách, đề án, kế hoạch để tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy di sản. Nhiều hội thảo, tọa đàm về dân ca ví, giặm được tổ chức; hàng trăm cuốn sách, bài nghiên cứu khoa học được công bố, xuất bản; định kỳ 2 năm/lần tổ chức Liên hoan Dân ca ví, giặm liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh. Từ năm 2014 - 2024, Sở KH&CN Hà Tĩnh triển khai 2 đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh,

Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.

Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 209 CLB với gần 3.000 hội viên; có 3 nghệ nhân nhân dân, 22 nghệ nhân ưu tú và 68 nghệ nhân dân gian; tỉnh Nghệ An có 140 CLB với 3.000 hội viên, 1 nghệ nhân nhân dân, 48 nghệ nhân ưu tú, 42 nghệ nhân dân gian.

Những nỗ lực nêu trên của cả hệ thống chính trị, các nghệ nhân, nghệ sĩ các nhà nghiên cứu và cơ quan chuyên môn của hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã làm cho dân ca ví, giặm luôn trường tồn trong đời sống văn hóa của Nhân dân, trở thành niềm tự hào của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được gần 40 tham luận của các tác giả khắp mọi miền trên cả nước. Tại hội thảo khoa học, đã có 8 tham luận tiêu biểu được trình bày trực tiếp, thể hiện những quan tâm, trăn trở của các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý, đội ngũ nghệ nhân, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh đối với dân ca ví, giặm.

bqbht_br_nsut-dao-dien-ta-duong-trung-tam-nttt-nghe-an.jpg
Nghệ sỹ Ưu tú Tạ Dương - Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm (Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An) trình bày tham luận "Kịch chính luận - vị thế cho kịch hát ví, giặm và định hướng cho loại hình kịch hát ví, giặm".

Các tham luận đã tập trung phân tích, làm rõ những nội dung liên quan đến: việc khẳng định giá trị mang tầm nhân loại của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; công tác gìn giữ, bảo tồn di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Đồng thời, đề xuất nhiều nhóm giải pháp như: bảo tồn và phát huy bền vững dân ca ví, giặm trong đời sống đương đại; truyền dạy dân ca ví, giặm trong trường học, trên sóng truyền hình; bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương đất nước, tạo điểm nhấn thu hút du khách thập phương.

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh trình bày tham luận: "Bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm phát triển bền vững trong đời sống đương đại – Những thuận lợi, khó khăn và thách thức".

Bà Phan Thư Hiền - Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh trình bày tham luận: "Bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm phát triển bền vững trong đời sống đương đại – Những thuận lợi, khó khăn và thách thức".

Cùng đó là tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu, quảng bá; tích cực huy động nguồn lực để bảo tồn di sản; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ thỏa đáng để duy trì các hoạt động của các nhóm, câu lạc bộ; đãi ngộ, tôn vinh các nghệ nhân có công lưu giữ, truyền dạy di sản…

Thông qua việc đánh giá lại công tác bảo tồn, phát huy giá trị của ví, giặm trong 10 năm qua của hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, các đại biểu khẳng định: trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các địa phương, ban, ngành phải nỗ lực mạnh mẽ, sáng tạo hơn nữa để đảm bảo di sản được bảo tồn, phát triển bền vững; thích nghi, tồn tại được trong đời sống đương đại.

bqbht_br_ong-nguyen-tien-khoi.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tiến Khởi - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã Phú Gia (Hương Khê) đóng góp ý kiến để phát huy giá trị hiện thực của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong đời sống đương đại.

Các tham luận tiêu biểu gồm: “Bảo tồn và phát huy di sản của nhân loại dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh nhìn từ cam kết quốc gia”; “Bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm phát triển bền vững trong đời sống đương đại - Những thuận lợi, khó khăn và thách thức”; “Kịch chính luận vị thế cho kịch hát ví, giặm và định hướng cho loại hình kịch hát ví, giặm”; “Hiệu quả chính sách đưa dân ca ví, giặm vào trường học ở Hà Tĩnh”; “Những giải pháp cụ thể để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh trong nước và quốc tế”...

Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đánh giá cao những ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nghệ nhân, nghệ sỹ tại hội thảo. Các ý kiến đã khẳng định dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; đồng thời, ghi nhận những nỗ lực lớn của 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong việc bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản 10 năm qua.

GS.TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

GS.TS Nguyễn Chí Bền mong muốn, chính quyền, ngành chức năng hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp thu những ý kiến, đề xuất của đại biểu và căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm phát huy, bảo tồn di sản dân ca ví, giặm trong đời sống hiện đại, lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Tổng kết hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu khẳng định, những tham luận gửi về Ban tổ chức nói chung, ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo nói riêng là sự tâm huyết, trăn trở của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, nghệ sĩ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; đó là nhân tố quan trọng làm nên thành công của hội thảo khoa học "Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh".

Sự thành công của hội thảo thêm một lần nữa khẳng định mạnh mẽ giá trị của dân ca ví, giặm trong đời sống của người dân xứ Nghệ nói riêng, kho tàng văn hóa của người Việt nói chung. Những ý kiến, giải pháp tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nghệ nhân tại hội thảo là nguồn tư liệu quý, là cơ sở quan trọng để hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai những chính sách, hành động cụ thể, đưa dân ca ví, giặm vươn xa hơn nữa trong cuộc sống hiện đại, trường tồn trong đời sống tinh thần của Nhân dân.

Chủ đề 10 năm Dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...