Núi Hồng - Sông La

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Câu chuyện đời lính của cựu Đại úy Phan Tất Thắng (SN 1952), trú tại thôn Nam Bắc Thành, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) giản dị nhưng luôn sáng ngời phẩm chất của một đảng viên, người lính Cụ Hồ.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

"Người lính già” Phan Tất Thắng có dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt hiền từ, mái tóc đã điểm trắng. Dưới mái hiên nhà, bên ấm nước chè xanh, tôi đã được nghe ông kể về câu chuyện đời lính của mình trong niềm xúc cảm khó tả.

Ông chậm rãi: “Những năm 1970, chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, khát vọng của tuổi trẻ khi ấy là được cống hiến cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì thế, tháng 1/1971, tôi lúc ấy vừa tròn 19 tuổi đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, trở thành người lính của Sư đoàn Bộ binh 325, đóng quân ở Bắc Giang. Sau đó, tháng 11/1971, tôi đi học sỹ quan tại Trường Hạ sĩ quan Sư đoàn 325”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Cựu đại úy Phan Tất Thắng.

Đến tháng 5/1972, ông Thắng tham gia chiến dịch Quảng Trị. Tại nơi chiến trường ác liệt ấy, ông và đồng đội đã phải chiến đấu, giành giật từng mét đất, ngôi nhà. Từng giây, từng phút, người chiến sĩ cộng sản ấy luôn mong ngóng đến thời khắc hòa bình. Dù có gian khổ, hy sinh nhưng vượt lên tất cả vẫn là lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng và niềm tin chiến thắng…

Sau khi trở về từ chiến trường Quảng Trị, ông Thắng tiếp tục được cử đi học tại Trường Sỹ quan Lục quân (nay là Trường Sỹ quan Lục quân 1). Đến năm 1977, ông tham gia vào Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126. Chưa đầy 1 năm sau, ông Thắng cùng Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 tham gia chiến dịch Tây Nam, góp phần giải phóng cảng Kong Pong Xom (Campuchia).

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Quân đội đã tôi luyện cho ông Thắng một ý chí can trường, mạnh mẽ.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Nhớ về những ngày tháng chiến đấu gian khổ, ác liệt với quân diệt chủng Pôn Pốt, ông Thắng chia sẻ: “Lúc ấy, chúng tôi chỉ có một suy nghĩ là phải sẵn sàng tinh thần xả thân quên mình “sống bám tàu, bám trận địa”, “chết kiên cường, dũng cảm”. Thế nên, có những lúc bị địch bao vây, bắn phá nhưng chúng tôi vẫn kiên cường giữ vững vị trí, chiến đấu suốt đêm ngày, giằng co với địch trên từng ụ súng”.

Khi nghĩ về những đồng đội đã hy sinh, ông Thắng ngậm ngùi: “Các đồng đội của tôi đã dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, hết lòng chiến đấu vì sự nghiệp quốc tế cao cả. Họ đã hy sinh nhưng tinh thần yêu nước, lòng quả cảm chiến đấu vì dân tộc luôn sáng mãi”.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, tháng 9/1980, ông Thắng trở về Cam Ranh (Khánh Hòa) và giữ chức Đại đội trưởng Đại đội 7, Tiểu đoàn 862. Ngay sau đó chỉ 1 tháng, ông Thắng được chuyển sang Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân và nhận nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Đến năm 1982, ông làm đảo trưởng đảo An Bang, thuộc quần đảo Trường Sa và năm 1983, ông làm Phó chỉ huy đảo Trường Sa lớn.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Ông Thắng chia sẻ về những kỷ niệm trong quân ngũ.

Những tháng ngày sống giữa muôn trùng biển khơi, dù vất vả nhưng với bản lĩnh của một người lính Cụ Hồ, ông Thắng và đồng đội đã kiên cường vượt qua tất cả.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Ông kể: “Nơi đảo xa, công tác huấn luyện rất vất vả, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là mùa biển động. Thêm vào đó, điều kiện sống cũng thiếu thốn, bữa ăn không đúng tiêu chuẩn khiến chúng tôi thêm phần khó khăn. Thế nhưng, vượt qua tất cả, chúng tôi luôn cố gắng bám đảo, bám biển để gìn giữ chủ quyền đất nước. Đó là điều thiêng liêng nhất mà mỗi người lính đảo đều quyết tâm thực hiện”.

Sau những ngày tháng canh giữ Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió, đến năm 1985, ông Thắng trở về đất liền và đi học tại Học viện Lục quân Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Năm 1986, ông được điều về làm giảng viên Khoa Quân sự tại Trường Đại học Hàng hải (Hải Phòng).

Từng là một người lính, tham gia nhiều mặt trận rồi trở thành một thầy giáo, dẫu ở vai trò nào, ông Thắng cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Thắng chia sẻ: “Khi tham gia giảng dạy, tôi chỉ mong rằng bản thân có thể truyền thụ tinh thần yêu nước, hy sinh vì Tổ quốc để các học viên hiểu rõ sự gian lao, vất vả của các thế hệ đi trước mà nỗ lực cho ngày mai tươi sáng hơn”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Những tấm huân, huy chương là kỷ vật vô giá luôn được ông Thắng nâng niu, giữ gìn.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Trong suốt những năm tháng gắn bó với quân đội, ông Thắng đã nhận được nhiều huân, huy chương và bằng khen, giấy khen.

Sau 7 năm đứng trên bục giảng, ông Thắng trở về quê nhà Cẩm Thành. Với những đóng góp của mình, ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất (năm 1996); Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì (năm 1996)...

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

“Tôi có được ngày hôm nay là nhờ sự vun vén của người vợ tảo tần” - ông Thắng khẳng định.

Nói rồi, ông cầm tay người vợ của mình là bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1962) và nói lời cảm ơn đầy yêu thương. Ông kể: “Bà ấy lấy chồng mà có mấy ngày được sống trọn vẹn bên chồng đâu. Là bộ đội nên tôi gần như gắn bó với chiến trường và đảo xa, chẳng có mấy thời gian ở bên vợ. Sự hy sinh, tảo tần, thấu hiểu của vợ đã giúp tôi yên tâm công tác”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Từ khi nghỉ hưu, ông Thắng thường ở nhà để cùng vợ chăm sóc nhà cửa, vườn tược.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Ông Thắng và vợ là bà Nguyễn Thị Hoa đã có 43 năm hạnh phúc bên nhau.

Ông bà lấy nhau năm 1980 và có với nhau 2 người con trai. Từ ngày lấy nhau rồi nuôi nấng các con trưởng thành, bà Hoa thấm thía nỗi nhọc nhằn của người phụ nữ khi thiếu vắng người chồng làm nơi nương tựa.

“Lấy chồng làm bộ đội, tôi mới hiểu như thế nào là sự hy sinh của người lính. Tôi cũng hiểu những nỗi vất vả, cực nhọc và trọng trách mà chồng gánh trên vai. Đó là những tháng ngày chiến đấu ác liệt nơi chiến trường, là tháng ngày lênh đênh trên biển giữ bình yên đất nước, là những ngày dài hành quân đằng đẵng không được liên lạc về nhà… Vì vậy, tôi đã thay chồng chu toàn mọi việc trong gia đình” - bà Hoa tâm sự.

Lật giở những trang thơ viết gửi vợ lúc còn ở nơi đảo xa, ông Thắng chầm chậm đọc lại cho vợ và chúng tôi nghe: “Nghe ai hát mà lòng anh ngẩn ngơ/ Nghĩ về em về những ngày biển cả/ Nhớ đêm trăng hẹn về mùa cá/ Ta lại gặp nhau khi biển đã lên đèn…”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Những trang thơ ông Thắng viết gửi tặng vợ.

Video: Ông Phan Tất Thắng xúc động đọc bài thơ "Viết gửi em từ Trường Sa".

Những vần thơ ấy được ông Thắng gửi vợ qua các lá thư vượt vạn dặm trùng khơi. Ông Thắng, bà Hoa lấy nhau khi ông đang là một người lính đảo, vì thế, những cánh thư là nơi ông bà gửi gắm tâm tình, gửi nỗi nhớ nhung. Bà Hoa tâm sự: “Hồi trẻ, tôi yêu chồng bởi màu áo xanh, yêu chiếc ba lô nặng trĩu hành trang, yêu nước da sạm nắng và cả mùi mồ hôi chát mặn hay nhánh san hô mà chồng tôi mang về tặng vợ. Về già, tình yêu của chúng tôi vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu, trọn nghĩa phu thê”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Dẫu chẳng thể kề vai sát cánh cùng nhau trong những năm tháng tuổi trẻ nhưng ông bà vẫn luôn hướng về nhau, là minh chứng cho tình yêu của người lính và sự thủy chung, son sắt của hậu phương.

Nắm lấy đôi bàn tay thương tật của chồng, bà Hoa bùi ngùi: “Ông nhà tôi bị mất một đốt ngón tay khi chống bão ở Trường Sa. Mấy năm trước, ông lại bị bệnh ung thư đại tràng. May mắn phát hiện và chữa trị kịp thời nên sức khỏe vẫn ổn định. Suốt một đời chồng lo việc nước, việc quân, nay về già, chỉ mong vợ chồng có sức khỏe để cùng nhau bù đắp những tháng ngày cách xa…”.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Tình yêu của người vợ đã giúp ông Thắng vượt qua những khó khăn, mệt nhọc và cả những đớn đau.

Sáng ngời phẩm chất người lính Cụ Hồ

Niềm hạnh phúc nhất của ông Thắng là có bóng dáng của người vợ tảo tần luôn kề cạnh.

Ông Thắng nói rằng, chuyện đời ông cũng như bao người lính khác. Nhưng với tôi, những câu chuyện ấy đã cho tôi được sống lại quá khứ hào hùng của dân tộc và tình yêu son sắt của người lính Cụ Hồ.

Thiết kế & Kỹ thuật: Thành Nam - Ngọc Nhi

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống