Sao lùn đe dọa dội "mưa" tiểu hành tinh vào hệ Mặt Trời

Một sao lùn có khả năng dội “mưa” tiểu hành tinh vào hệ Mặt Trời và tiêu diệt sự sống trên Trái Đất.

sao lun de doa doi mua tieu hanh tinh vao he mat troi

Vị trí của hệ Mặt trời và đám mây tinh vân Oort. Ảnh: NASA.

Sao lùn HIP 85605, một trong 14 sao đang hướng đến Trái Đất, có khả năng bắn các tiểu hành tinh trong đám mây tinh vân Oort vào hệ Mặt Trời, đe dọa sự sống trên Trái Đất, Express ngày 15/7 đưa tin. Khả năng sao này đến được Oort ở rìa hệ Mặt Trời là 90%, theo các chuyên gia.

"Dù các vật thể hiếm khi gặp nhau trong vũ trụ do khoảng cách rất xa nhưng tác động từ lực hấp dẫn của một ngôi sao là rất lớn", Alan Duffy, nhà vật lý học vũ trụ tại đại học Swinburn, Australia phân tích.

Theo Duffy, các vật thể được neo lỏng lẻo bên trong Oort có thể rung lắc chỉ vì tác động của một lực cách đó một năm ánh sáng. Các vật thể tại đây cũng từng bị bắn vào hệ Mặt Trời do tác động của sao ở gần.

Tiến sĩ Coryn Bailer-Jones của Viện Thiên văn học Mac Planck, Đức trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics cho biết sau khoảng 240.000 năm tới, HIP 85605 có khả năng cách Trái Đất khoảng ba năm ánh sáng.

Vị trí của HIP 85605 có thể không chính xác do trở ngại trong việc đo lường. HIP 85605 nằm trong chòm sao Hercules, cách Mặt Trời khoảng 18-28 năm ánh sáng.

Theo Vũ Phong/VnExpress

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.