Sau nhiều năm, phi hành gia sắp được ăn mì

Các nhà khoa học đã phát triển phương pháp đóng gói mới, cho phép kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm gấp 3 lần hạn sử dụng thông thường.

Theo The Next Web, thời gian bay từ Trái Đất đến sao Hỏa khoảng 7-9 tháng. Chưa kể đoạn đường quay về và sự chênh lệch quỹ đạo giữa hai nơi.

Sơ đồ quỹ đạo Hohmann ước tính chuyến đi khứ hồi ngắn nhất từ Trái Đất đến sao Hỏa kéo dài khoảng 26 tháng. Như vậy các phi hành gia sẽ phải ở gần 3 năm trên tàu vũ trụ. Thức ăn cho họ là vấn đề được quan tâm ngay từ bây giờ.

Không nhiều loại thực phẩm được chọn cho kế hoạch đi vào vũ trụ. NASA yêu cầu thức ăn cho phi hành gia phải có thời gian sử dụng tối thiểu 5 năm. Đồng nghĩa với việc hầu hết thực phẩm hữu cơ đều nằm ngoài danh sách.

Sau nhiều năm, phi hành gia sắp được ăn mì

Phương pháp bảo quản mới giúp thực phẩm tươi ngon suốt 3 năm. Ảnh: TNW.

Theo nhóm các nhà khoa học tại Đại học Washington, bao bì nhựa hiện nay chỉ có thể giữ thực phẩm an toàn trong vòng một năm. Phương pháp đóng gói mới cho phép kéo dài thời gian sử dụng đến 3 năm nhưng thức ăn vẫn thơm ngon.

Shyam Sablani, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng ta cần một loại bao bì tốt hơn để ngăn thực phẩm bị oxy hóa, mang đến thời gian sử dụng lâu hơn so với túi giấy và túi nhựa. Chúng tôi luôn nghĩ đến việc phát triển một sản phẩm có thể lên sao Hỏa, nhưng công nghệ này cũng mang lại lợi ích cho người dùng ở Trái Đất”.

Các nhà khoa học sử dụng mỳ ống và phô mai, 2 loại thực phẩm được lực lượng viễn chinh Mỹ ưa chuộng, để thử nghiệm. Họ cũng nhờ các quân nhân ăn thử sản phẩm sau bảo quản nhằm thu được phản hồi thực tế.

Các tác giả không đợi đến 3-5 năm để kiểm tra kết quả nghiên cứu. Họ tạo ra môi trường thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa tương tự trải qua thời gian dài. Những túi thực phẩm được đặt trong tủ ẩm có nhiệt độ xấp xỉ 37,8 độ C.

Theo một công trình nghiên cứu trước đó, thực phẩm bảo quản ở điều kiện như vậy trong 5,5 tháng tương đương với việc để 2,5 năm ở môi trường bình thường có nhiệt độ khoảng 23 độ C. Nếu tăng lên 40 độ C, chỉ cần 3,6 tháng quá trình oxy hóa đã giống với để 4,5 năm trong môi trường 20 độ C.

Quy trình đóng gói thực phẩm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đầu tiên chúng được khử trùng bằng nhiệt trên lò vi sóng. Bao bì phải được làm từ nhựa vì kim loại và cả thủy tinh đều quá nặng khi sử dụng trong quân sự hay không gian.

Các nhà khoa học thêm lớp oxit kim loại lên bề mặt nhựa và lại dùng một lớp oxit hữu cơ tráng bên trên để xử lý những vết nứt siêu nhỏ. Bao bì nhựa được chia thành nhiều lớp khác nhau có lớp chỉ mỏng vài micron. Mỗi lớp lại có vai trò riêng.

Các tác giả đã thành công trong việc bảo quản mỳ ống và phô mai trong điều kiện mô phỏng tương đương thời gian 3 năm ở nhiệt độ phòng thông thường. Kết quả này gần đạt đến yêu cầu 5 năm của NASA.

Công trình nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Food and Bioprocess Technology, kỳ 12, phát hành vào giữa tháng 7/2019.

Theo Zing

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.