“Tài sản lớn nhất” cho năm 2022

Cuối tuần này, cả thế giới sẽ tạm biệt năm 2021 với những khấp khởi xen lẫn âu lo trên nhiều lĩnh vực.

Xin điểm lại vài con số về một năm sắp thành “năm cũ” - 2021: Covid-19 khiến toàn cầu thiệt hại khoảng 3,3 nghìn tỷ USD, 5,3 triệu người tử vong, tương đương toàn bộ dân số New Zealand.

Dịch bệnh Covid-19 làm thay đổi rất nhiều về nhận thức, về quan hệ, ứng xử và về các thói quen. Cá nhân tôi thì cho rằng, bài học lớn nhất trong đại dịch 2 năm vừa qua mà tất cả chúng ta đều được học, đó là “tài sản lớn nhất đời người chính là sức khỏe”.

Theo định nghĩa của WHO đưa ra vào năm 1986 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay thì: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hằng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất”.

“Tài sản lớn nhất” cho năm 2022

Phòng chống dịch bệnh Covid-19 để bảo vệ sức khỏe

Chúng ta đều biết cuộc sống hạnh phúc là tổng của sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Hiểu đơn giản sức khỏe thể chất là sự thoải mái và sảng khoái của cơ thể. Cách nhận biết chính là dựa vào một số trạng thái của cơ thể như là sự dẻo dai, sức bền, sức mạnh và sức đề kháng của cơ thể dùng để chống chọi với bệnh tật.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng cần phải có thêm khả năng thích nghi nhanh của cơ thể đối với môi trường. Còn sức khỏe tinh thần, là nói về các cảm xúc và trạng thái tâm lý tích cực của con người.

Để có sức khỏe tốt thì cần phải có môi trường tốt, về mặt thể chất chúng ta cần môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và an toàn... Về tinh thần thì cần phải tạo dựng và duy trì lòng tin, giúp cho con người có sự tự tin, hòa nhập với cộng đồng và có cái nhìn lạc quan, yêu đời. Giờ chúng ta cùng nhìn lại môi trường dành cho sức khỏe tinh thần năm vừa qua xem thế nào? Trong cái “năm Covid” thứ 2 này, chúng ta đã có những thiệt hại, cả về người và vật chất.

Cùng với đó là việc quản lý, kiểm soát vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống Covid-19 như thế nào mà để xảy ra vụ “thổi giá” bộ kit xét nghiệm, gây chấn động những ngày cuối năm? Những điều này ảnh hưởng đến tinh thần của xã hội, sự bức xúc, lo lắng tăng lên, nhất là khi dịch bệnh lại có dấu hiệu trỗi dậy ở một số địa phương.

Lại nói về sức khỏe thể chất. Rất nhiều gia đình lo lắng việc cho con em mình đến trường thời điểm này. Nhưng ở chiều ngược lại, người ta cũng thấy, việc liên tục cho các em ở nhà, tiếp tục duy trì học tập online không những không đảm bảo hiệu quả học hành mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý của các em. Làm sao để giải quyết hài hòa?

Nhân nói về sức khỏe thì phải nói về vấn đề môi trường sống. Bắt đầu từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Điều mà nhiều người quan tâm chính là khoản 1 Điều 79 luật này quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo căn cứ:

a) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;

b) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại. Có nghĩa là, theo quy định mới, sẽ không cào bằng như trước, mà ai xả rác nhiều thì trả tiền nhiều, ai xả rác ít thì trả tiền ít.

Lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế muốn triển khai được thì phải dựa vào sự tự giác của người dân và phải có lực lượng kiểm tra, giám sát... Việc tưởng nhỏ mà không hề nhỏ. Mong rằng bước sang năm mới 2022, chúng ta sẽ làm tốt được những vấn đề về môi trường, để làm sao tất cả đều có được sức khỏe tốt, cả về thể chất và tinh thần.

“Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng thì có tất cả mọi thứ” - Thomas Carlyle đã nói như vậy.

Theo Quốc Thắng/TT&VH

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...