Tại sao chưa thể khai quật toàn bộ lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An chừng 50 km về phía đông. Đây là công trình quy mô kiến trúc hùng vỹ. Lăng mộ từng được UNESCO xếp hạng kỳ quan thế giới vào năm 1987.

tai sao chua the khai quat toan bo lang mo tan thuy hoang

Một phần bên trong lăng chính của Tần Thủy Hoàng được vẽ lại

Vào năm 246 trước công nguyên, tức năm 13 tuổi khi vừa lên ngôi, Tần Thủy Hoàng bắt đầu ra lệnh xây dựng lăng mộ. Vị Hoàng đế này nổi tiếng là người bị ám ảnh bởi cuộc sống hiện tại và sau khi qua đời. Ông thường xuyên kiếm tìm trong thiên hạ phương thuốc trường sinh bất lão, đồng thời dựng lăng để đảm bảo cuộc sống ở “bên kia thế giới”.

Công trình xây dựng trong tổng thời gian 38 năm, với nguồn nhân lực khổng lồ lên tới 720,000 người. Nhằm giữ bí mật về thông tin bên trong lăng mộ cũng như khối lượng của cải cất giấu, nhà Tần đã tiêu diệt hết những người tham gia xây dựng. Trên thực tế, công trình được hoàn thiện một vài năm sau khi vị vua này băng hà.

tai sao chua the khai quat toan bo lang mo tan thuy hoang

Năm 1974, một nhóm nông dân ở Thiểm Tây trong quá trình đào giếng bỗng bắt gặp những binh sỹ bằng đất nung. Đây là dấu hiệu khởi đầu cho việc phát hiện một trong những di tích vĩ đại nhất mọi thời đại.

Suốt gần nửa thế kỷ, các nhà khoa học tìm thấy khoảng 2000 binh sỹ bằng đất nung chôn trong lăng mộ. Ước tính, đội quân đất nung lên tới 8000 người, nhưng các nhà khảo cổ vẫn chưa khai quật hết bởi phần lớn lăng mộ chưa được khám phá.

tai sao chua the khai quat toan bo lang mo tan thuy hoang

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật, là đường hầm “binh mã dũng số 1”. Tại đây, các nhà khảo cổ phát hiện thấy hàng nghìn tượng binh mã bằng đất sét, có quan văn, quan võ, binh lính, người trung thành với Tần Thủy Hoàng. Dù là tượng nhưng mỗi gương mặt được trạm khắc khác nhau. Đến năm 1994, đường hầm số 2 được khai quật. Đây là nơi được coi là “tinh hoa trong tinh hoa”, bao gồm các trận chiến kỵ binh cùng cung thủ với nhiều tư thế bắn phong phú.

Tuy nhiên, việc khai quật gặp rất nhiều khó khăn và phần lớn chưa thể hoàn thành. Một trong những nguyên nhân quan trọng liên quan tới vấn đề kinh tế và trình độ khoa học thời điểm hiện tại.

tai sao chua the khai quat toan bo lang mo tan thuy hoang

Từ những năm 1976, nhiều học giả đề xuất việc khám phá lăng mộ ngầm, nhưng cản trở lớn nhất đến từ công nghệ hiện tại chưa thể ứng phó kịp với quy mô lớn của “cung điện ngầm”. Nhiều hiện vật quý được chôn dưới đất ngầm hàng nghìn năm, nếu tiếp xúc với không khí bên ngoài sẽ dễ dàng hư hỏng nặng.

Bởi vậy, việc bảo tồn hiện vật quý hiếm trong hầm mộ đang là bài toán khó. Trong tương lai, nếu nhiều công nghệ kỹ thuật hiện đại hơn nữa, phương pháp khai quật tiến bộ, nhiều bí mật bên trong mới được giải đáp.

Ngoài ra, việc khai quật gặp rất nhiều khó khăn khi trong những lần khảo cổ, các nhà khoa học nhận thấy lượng thủy nhân ở đây cao gấp 280 lần bình thường, trùng hợp với tư liệu ghi lại trong bộ sử ký của Tư Mã Thiên về “những dòng sông thủy ngân” trong lăng mộ. Được biết, khí độc của thủy ngân vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa là vũ khí giết chết những kẻ liều lĩnh dám xâm phạm chốn yên nghỉ của Hoàng đế.

Theo dantri.com.vn

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.