(Baohatinh.vn) - Lễ báo ân là dịp để cấp ủy, chính quyền, Nhân dân phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) và con cháu họ Bùi thành kính, tưởng nhớ công ơn của quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ đối với đất nước, Nhân dân.
Sáng 2/2 (tức 12 tháng Giêng), UBND phường Đậu Liêu và con cháu họ Bùi thành kính tổ chức lễ báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ.
Bùi Cầm Hổ sinh năm 1390, mất năm 1483. Tương truyền, lúc thân mẫu Bùi Cầm Hổ chuyển dạ thì bỗng dưng từ núi Hồng Lĩnh xuất hiện một con hổ đi ra và thét lên mấy tiếng, sau đó đứa bé được sinh ra, đặt tên Bùi Cầm Hổ với ý nghĩa “họ Bùi bắt được Hổ”.
Tham gia tế giỗ là các bậc cao niên uy tín trong dòng họ Bùi.
Ông từng giữ nhiều chức: Ngự sử Trung thừa, An Vũ sứ Lạng Sơn, Tham tri chính sự, Tước Á trí tự qua ba triều vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn); từng 2 lần đi sứ nhà Minh và có đóng góp công trạng to lớn cho đất nước, muôn dân...
Bên trong ban thờ.
Thời vua Lê Thái Tổ, Bùi Cầm Hổ được xem là một trong hai vị khai quốc công thần và được làm Thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi…
Khi về hưu, ông đắp đập ngăn khe đưa dòng nước từ núi Hồng Lĩnh về tưới cho cánh đồng Kẻ Treo. Khi mất, ông được phong Bỉnh quân Đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
Để tỏ lòng thành kính, tri ân với công đức của ông, sau khi Bùi Cầm Hổ mất, Nhân dân đã lập đền thờ ông ngay tại chân núi Bạch Tỵ, phường Đậu Liêu.
Lãnh đạo TX Hồng Lĩnh...
... cùng Nhân dân, con cháu họ Bùi dâng hương tưởng nhớ công ơn của Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ.
Đền Đô Đài nằm tại chân núi Bạch Tỵ, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh, bên cạnh đường tránh QL1 chạy qua TX Hồng Lĩnh. Nhân dân thường gọi là Đền thờ Đức Thánh Đô Đài.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp và con cháu dòng họ Bùi ở khắp mọi miền Tổ quốc và con em học tập, lao động ngoài nước đã đầu tư hàng tỷ đồng để tôn tạo và xây dựng di tích.
Năm 1992, đền thờ Bùi Cầm Hổ được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Chuyến khảo sát của các doanh nghiệp lữ hành đến từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nhằm tìm hiểu sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng tour, tuyến về với Hà Tĩnh.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang triển khai kế hoạch hoạt động du lịch mùa đông năm 2024, trong đó khuyến khích chế biến món lẩu hải sản, các loại hải sản nướng ở KDL Thiên Cầm.
Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời tiết thuận lợi trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 giúp biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu hút hàng chục nghìn khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng.
Những con đường, tuyến phố gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hôm nay được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là minh chứng cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh trẻ trung, năng động.
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đã về tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Đại danh y Lê Hữu Trác, Khu du lịch sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đầu tư nhiều sản phẩm hấp dẫn, thu hút du khách, góp phần quảng bá những di sản của Đại danh y để lại.
Trải nghiệm đón bình minh trên biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) với các hoạt động như: tắm biển, tập thể dục thể thao, đi chợ hải sản... là lựa chọn của nhiều du khách gần xa.
Đoàn kết, chung sức đồng lòng cùng các cấp, người dân thôn giáo toàn tòng (thôn 7, xã Quang Thọ, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng một miền quê thanh bình, đáng sống.
Để lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác diễn ra thành công, các cấp ngành và địa phương Hà Tĩnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị.
Từ một vùng đất cằn cỗi, đồi núi hoang sơ, thôn Xuân Sơn, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) hôm nay đã vươn mình trở thành khu dân cư kiểu mẫu đáng sống...
Đón nhận “luồng gió mới” từ những chủ trương chính sách của các cấp, ngành trong phát triển du lịch, gần đây, nhiều cá nhân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô hình, sản phẩm hấp dẫn, góp phần thu hút du khách.
“Tôi có thể hiểu được tiếng các loài chim và đã hỗ trợ xây dựng được hơn 20 mô hình bảo tồn chim trời với hàng chục loài, tạo nên những mô hình du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách. Tôi mong muốn giúp Hà Tĩnh xây dựng mô hình này”, ông Lê Danh Cương chia sẻ.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y và là điểm đến văn hóa tâm linh của người dân muôn phương.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã thực hiện số hóa dữ liệu hình ảnh và đưa vào hoạt động tại Khu du lịch Chùa Hương, Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du, Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng.
Đón bình minh trên biển Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) để hòa mình vào dòng nước mát, chiêm ngưỡng cảnh đẹp đất trời và cảm nhận những điều tuyệt vời của biển Hà Tĩnh.
Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai kịp thời các phần việc, đảm bảo cơ sở vật chất, nhân lực để người dân mọi miền về tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hà Tĩnh đón trên 3,5 triệu lượt khách tham quan, tuy nhiên khách lưu trú chỉ đạt hơn 447 nghìn lượt, giảm 18% so với cùng kỳ.
Khi mặt trời ló rạng, người dân và du khách đã chào đón bình minh tuyệt đẹp và hòa mình vào làn nước mát trong của biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh).
Lễ hội đánh cá Vực Rào là một 3 lễ hội đánh cá lớn nhất Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân huyện Nghi Xuân nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Chuyến khảo sát đã giúp các đơn vị đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có cái nhìn toàn cảnh về các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sinh thái của Hà Tĩnh, để tăng cường liên kết phát triển trong thời gian tới.
Thiên Cầm (Hà Tĩnh) cùng 60 địa điểm tiềm năng đã được quy hoạch phát triển trở thành Khu Du lịch Quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Từ khi có cụm dân cư sinh thái, Nhân dân thôn Hợp Lý, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) thêm đoàn kết và gắn bó với nhau hơn trong xây dựng nông thôn mới (NTM).