Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

(Baohatinh.vn) - Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.

Đại lễ Phật đản (hay còn gọi là Vesak) là một sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của tăng, ni, phật tử trên toàn thế giới. Lễ chính của Phật đản được tổ chức vào ngày 15/4 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Năm 1999, đại lễ đã được Liên hợp quốc ban hành nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình.

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025.
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025.

Năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người. Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”. Đại lễ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5/2025 với sự tham dự của 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tại Hà Tĩnh, Đại lễ Phật đản 2569 - dương lịch 2025 được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn với quy mô khác nhau. Trên cơ sở hướng dẫn của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, các tăng, ni, phật tử trên toàn tỉnh đã tổ chức, tham gia nhiều hoạt động hướng đến đại lễ phù hợp với quy mô của từng nhà chùa như: dâng hương, cầu nguyện, ăn chay niệm phật, làm thiện nguyện, phóng sinh, đến chùa nghe thuyết giảng Phật pháp…

bqbht_br_nghi-thuc-tam-phat-tai-dai-le-phat-dan-o-chua-phong-phan.jpg
Nghi thức tắm Phật tại Đại lễ Phật đản ở chùa Phong Phạn.

Được chọn là điểm tổ chức cấp tỉnh cho Đại lễ Phật đản năm nay, chùa Phong Phạn (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân) đã long trọng tổ chức đại lễ vào ngày 3/5 (tức ngày 6/4 âm lịch) trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh và đầy thành kính. Trước đó, vào chiều cùng ngày, nghi lễ cung rước “Phật đản sinh” từ chùa Cảm Sơn (TP Hà Tĩnh) về chùa Phong Phạn đã được cử hành trọng thể, đánh dấu khởi đầu cho chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ đại lễ.

Đại đức Thích Viên Như - Trụ trì chùa Phong Phạn chia sẻ: “Đại lễ Phật đản năm nay được nhà chùa tổ chức nhiều hoạt động trang nghiêm, ý nghĩa như: dâng hương, dâng hoa, tụng kinh cầu an, nghi thức tắm phật và phóng sinh… thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu, tăng, ni cùng đông đảo phật tử gần xa. Bên cạnh đó, trước thềm đại lễ, nhà chùa cùng các phật tử cũng đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện thiết thực, lan tỏa tinh thần từ bi, nhân ái và chia sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng”.

bqbht_br_nhung-tiet-muc-van-nghe-y-nghia-tai-dai-le-phat-dan-o-chua-phong-phan.jpg
Những tiết mục văn nghệ ý nghĩa tại Đại lễ Phật đản ở chùa Phong Phạn.

Đại lễ Phật đản còn là khoảnh khắc để con người tìm về nguồn sáng tâm linh, nơi bắt đầu của trí tuệ và từ bi. Cuộc đời và đạo hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành tấm gương soi chiếu, nhắc nhở mỗi người sống chậm lại, lắng nghe chính mình giữa dòng đời vội vã. Trong không gian thanh tịnh của chốn thiền môn, mỗi người học cách buông bỏ phiền não, hóa giải sân si, để lòng nhẹ nhõm hơn và tâm hồn mở ra với điều thiện lành…

“Mỗi lần tham gia các nghi thức tại Đại lễ Phật đản, tôi cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng và bình an hơn. Giữa không khí trang nghiêm của đại lễ, tôi luôn cầu mong yên vui, hạnh phúc đến với tất cả mọi người. Tôi cũng tự nhủ phải cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày, thực hành lời Phật dạy trong đời sống thường nhật và dạy bảo con cháu sống hiền lành, biết yêu thương và chia sẻ” - phật tử Nguyễn Thị Hương (thị trấn Xuân An) bày tỏ.

Tại chùa Phúc Linh (xã Thạch Đài, TP Hà Tĩnh), đại lễ được tổ chức vào ngày 4/5 (7/4 âm lịch) vừa qua với hơn 1.000 đại biểu, tăng, ni, phật tử tham gia. Đại lễ được tổ chức trang nghiêm nhằm tưởng nhớ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đồng thời, góp phần lan tỏa các giá trị từ bi, trí tuệ, hòa hợp của Phật giáo. Đây cũng là dịp để phật tử soi lại bản thân, nuôi dưỡng tâm thiện và sống có trách nhiệm, góp phần gắn kết cộng đồng trong tinh thần yêu thương và đoàn kết.

bqbht_br_dong-dao-tang-ni-phat-tu-hoc-sinh-tham-gia-dai-le-phat-dan-tai-chua-phuc-linh.jpg
Đông đảo tăng ni, Phật tử, học sinh tham gia Đại lễ Phật đản tại chùa Phúc Linh.

Vào dịp Đại lễ Phật đản, cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở cũng tạo điều kiện để các ban trị sự và các chùa tổ chức đại lễ theo đúng nghi thức Phật giáo, đồng thời, trực tiếp tham dự, chúc mừng đại lễ. Điều này góp phần khẳng định chính sách tự do tôn giáo, trong đó có Phật giáo của Đảng và Nhà nước; ghi nhận những đóng góp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đời sống xã hội. Qua đó cũng động viên các tăng, ni, tín đồ phật tử tiếp tục sống tốt đời đẹp đạo, cùng nhau chung sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

bqbht_br_496006541-671383822339679-6931208540680592767-n.jpg
Đông đảo tăng ni, phật tử cùng người dân tham gia Đại lễ Phật đản tại Chùa Quả (huyện Đức Thọ).

Thực hành chủ đề chính của đại lễ là “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người. Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, trong mùa Phật Đản năm nay, mỗi tăng, ni, phật tử đều xác định và nêu cao tinh thần, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng giáo hội vững mạnh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp cho sự phát triển của quê hương, đất nước trong kỷ nguyên mới. Cùng đó, lan tỏa những giá trị sống tích cực và tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo trong cộng đồng xã hội.

Đại đức Thích Chúc Giác

Trưởng ban Hoằng pháp - Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh

Trụ trì chùa Phúc Linh

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Harry Potter mới lộ diện

Harry Potter mới lộ diện

HBO vừa công bố Hình ảnh đầu tiên về "cậu bé phù thủy" trong series phim truyền hình Harry Potter. Phim dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.