Thiên thể đường kính 220m lao về phía Trái Đất

Tiểu hành tinh 2008 GO20 sắp bay tới gần Trái Đất vào khoảng 0h50 ngày 26/7 theo giờ Hà Nội.

Thiên thể đường kính 220m lao về phía Trái Đất

Mô phỏng tiểu hành tinh bay trong vũ trụ. Ảnh: iStock.

2008 GO20 đang được theo dõi bởi Trung tâm nghiên cứu vật thể bay gần Trái Đất (CNEOS) của NASA.

Các nhà khoa học cho rằng tiểu hành tinh này có thể đạt đường kính 66 - 220m, dù chưa có con số chính xác. So với nó, tượng đài Washington ở Mỹ cao 169 m.

Khi 2008 GO20 bay sượt qua hành tinh của chúng ta, nó sẽ di chuyển ở tốc độ khoảng 29.611 m, nhanh hơn tàu con thoi bay quanh quỹ đạo Trái Đất.

Dù tiểu hành tinh này ở cách Trái Đất khá gần về mặt không gian, nó sẽ không gây nguy hiểm cho con người.

Khoảng cách gần nhất giữa 2008 GO20 và Trái Đất là hơn 4,5 triệu km, gấp hơn 11 lần quãng đường tới Mặt Trăng. Đúng như tên gọi, giới nghiên cứu lần đầu tiên quan sát tiểu hành tinh này năm 2008.

CNEOS định nghĩa vật thể gần Trái Đất là sao chổi hoặc tiểu hành tinh bay qua vùng lân cận hành tinh ở điểm nào đó trên quỹ đạo của chúng quanh Mặt Trời.

Giới nghiên cứu ngày càng quan tâm đến tiểu hành tinh bởi chúng là mảnh vỡ còn sót lại từ khi hệ Mặt Trời hình thành cách đây 4,6 tỷ năm.

Nếu có thể tìm hiểu thành phần cấu tạo của tiểu hành tinh, các nhà khoa học sẽ có manh mối về vật liệu hình thành các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Việc theo dõi tiểu hành tinh cũng giúp những chuyên gia dự đoán nếu chúng có khả năng đâm vào Trái Đất, theo CNEOS, Trái Đất hứng khoảng 100 tấn vật liệu từ không gian mỗi ngày, nhưng vật liệu đó nhỏ tới mức rơi xuống mặt đất dưới dạng hạt bụi tí hon.

Cứ cách 10.000 năm, Trái Đất lại có khả năng va chạm với tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 100 m. Điều này có thể dẫn tới thảm họa ở khu vực va chạm và lực tác động có thể gây ra sóng thần.

Với xác suất hiếm gặp hơn là vài trăm nghìn năm, tiểu hành tinh lớn hơn một kilomet có thể đâm vào Trái Đất, gây ra thảm họa trên toàn cầu.

Hiện nay, các nhà khoa học đang phát triển công nghệ làm chệch hướng thiên thạch từ Trái Đất nếu chúng trở thành mối đe dọa.

Theo An Khang/VNE/Newsweek

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.