Thiên thể lạ "đột nhập" vào hệ Mặt Trời

Một thiên thể có hình dáng thuôn dài chưa từng thấy du hành từ hệ sao khác vào hệ Mặt Trời, thu hút sự chú ý của giới thiên văn.

Thiên thạch tên "Oumuamua, có nghĩa "sứ giả đầu tiên đến từ nơi xa" trong tiếng Hawaii là vật thể cấu tạo từ băng và đá đầu tiên đến từ một hệ sao khác, mang đến cho các nhà thiên văn học cơ hội để tìm hiểu tàn dư từ quá trình hình thành của một ngoại hành tinh, National Geographic đưa tin.

"Vật thể này vô cùng thú vị. Đối với cộng đồng nghiên cứu tiểu hành tinh, phát hiện có ý nghĩa không kém công bố sóng hấp dẫn", Joseph Masierosaid, nhà thiên văn học làm việc cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), so sánh.

Trong kết quả nghiên cứu đăng hôm qua trên tạp chí Nature, các nhà khoa học kết luận thiên thạch có chiều dài lớn hơn ít nhất 10 lần so với bề rộng của nó, giống một bút chì hoặc điếu thuốc khổng lồ bay trong không gian.

thien the la dot nhap vao he mat troi

Minh họa tiểu hành tinh "Oumuamua. Ảnh: ESO.

"Nó dài lạ thường, một điều vô cùng hiếm thấy. Chúng tôi thấy bất kỳ vật thể nào như vậy trong hệ Mặt Trời", Karen Meech, trưởng nhóm nghiên cứu ở Viện Thiên văn học, Đại học Hawaii, nhận xét.

Rob Weryk, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ở Đại học Hawaii, lần đầu tiên phát hiện "kẻ đột nhập" liên sao hôm 19/10, trong một bức ảnh chụp bằng kính viễn vọng Pan-STARRS 1 của trường đại học.

Khi Weryk cộng tác nghiên cứu với nhà thiên văn học Marco Micheli ở Cơ quan Vũ trụ châu Âu, hai người nhận thấy vật thể ký hiệu A/2017 U1 thoát khỏi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Khi các nhà thiên văn học xác nhận đường bay hình đạn đạo của vật thể, nó đã bay xa hệ Mặt Trời ở tốc độ hơn 158.000 km/h.

Sau khi quan sát vật thể trong hành trình của nó, nhóm nghiên cứu ghi nhận "Oumuamua không sinh ra vệt đuôi gồm khí gas hoặc bụi khi bay qua Mặt Trời. Điều đó có nghĩa vật thể liên sao này chắc chắn không phải một sao chổi mà có thể là một tiểu hành tinh hình thành ở vành trong của một hệ sao khác.

Họ cũng nhận thấy bề mặt của nó phản chiếu nhiều ánh sáng đỏ hơn, giống như sao chổi và một số tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời. Để giải thích điều này, Meech cho rằng "Oumuamua được bao phủ bởi một lớp vật chất hữu cơ, kim loại sắt hoặc chất khoáng có tên pyroxene. Khi quan sát bằng mắt thường, có thể nó có màu nâu đậm.

Độ sáng của vật thể giảm và tăng khoảng 10% vài tiếng một lần. Chu kỳ này cho thấy tiểu hành tinh thuôn dài và xoay tròn sau mỗi 7,34 tiếng. Khi "Oumuamua trở nên sáng chói, mặt dài của nó hướng về Trái Đất, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn. Khi tiểu hành tinh mờ đi, chúng ta đang quan sát một trong hai đầu ccủa nó.

Chu kỳ của tiểu hành tinh cũng hé lộ nó có chiều dài khoảng 180 - 400 mét nhưng chỉ rộng 40 mét. Các nhà nghiên cứu chưa từng thấy vật thể nào hẹp như vậy. Chỉ có 5 thiên thể trong hệ Mặt Trời có hình dáng thuôn như vậy và chúng đều ngắn hơn "Oumuamua.

Vật thể hiện nay đã ở ngoài tầm quan sát của các kính viễn vọng trên Trái Đất, nhưng các nhà thiên văn học vẫn đang theo dõi nó bằng thiết bị trong vũ trụ. Meech cho biết kính viễn vọng không gian Spitzer chuyên quan sát ánh sáng hồng ngoại đang theo dấu "Oumuamua và nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble vào tháng 1/2018 để quan sát vật thể.

Theo Phương Hoa/VnExpress

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.