Thiết bị làm mát mùa hè nên dùng thế nào để tốt cho sức khỏe?

Các thiết bị làm mát tiêu thụ rất nhanh và nhiều khi nắng nóng, nhưng nếu sử dụng không đúng cách các thiết bị này sẽ vô tình gây nguy hại cho sức khỏe.

Điểm qua các thiết bị làm mát

Hiện nay có rất nhiều các thiết bị làm mát được bày bán trên thị trường, người tiêu dùng có thể mua để ứng phó với cái nắng nóng của mùa hè: Các loại quạt (quạt đứng, quạt không cánh, quạt từ, quạt phun sương, quạt hơi nước…), tất cả đều có một tác dụng là làm mát với nhiều cấp độ khác nhau; các loại chiếu (chiếu cói, chiếu trúc, chiếu điều hòa, chiếu hạt gỗ, chiếu mây, chiếu lụa, chiếu mành…), được dùng trong mùa hè để giảm cái nóng nực; các loại đệm, gối nước; điều hòa…

Sử dụng thế nào cho đúng?

Những ngày nhiệt độ nóng nực luôn ở mức 39 - 40 độ C, các gia đình đều sử dụng các thiết bị làm mát trong nhà để có môi trường thoải mái nhất, nhưng cần sử dụng đúng cách để không gây nguy hại cho sức khỏe:

Nên để quạt hướng lên tường hoặc trần nhà để không khí lưu thông tốt hơn.

Cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, không chỉ là trẻ em mà ngay cả người lớn không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 -27 độ C là tốt nhất; nên để hướng gió từ máy lạnh không thổi trực tiếp vào mặt các bé, hạn chế dùng quạt máy đồng thời với máy lạnh vì dễ làm niêm mạc mũi, miệng khô, gây khó chịu, nguy cơ nhiễm trùng hô hấp càng cao.

Điều lưu ý, cần cài nhiệt độ khoảng một giờ trước khi ngủ và tắt máy lạnh khoảng 30 phút trước khi thức dậy để khỏi bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. Sau khi thức dậy, nên nhỏ vào mũi vài giọt nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) đối với trẻ nhỏ và cho uống một ít nước lọc để bớt khô mũi, miệng đối với trẻ lớn, người lớn.

Đối với việc sử dụng quạt làm mát rất thông dụng như hiện nay, với thói quen bật quạt thốc thẳng vào người để ngủ cho mát. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ cho rằng đây là một thói quen có hại. Khi quạt thổi thẳng vào người, vùng tiếp xúc trực tiếp với gió sẽ khô mồ hôi nhanh hơn, làm mất cân bằng sự bài tiết mồ hôi, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, gây ra các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đau đầu…

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ thường có thói quen há miệng khi ngủ, điều này sẽ làm cho cổ họng của trẻ bị khô, cộng thêm luồng gió quạt tạt thẳng vào miệng sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng. Vì vậy khi bật quạt nằm ngủ, nên để quạt hướng lên tường hoặc trần nhà để không khí lưu thông tốt hơn. Phòng thoáng gió chỉ nên mở quạt ở tốc độ nhẹ, tốt nhất nên dùng quạt đảo chiều. Khi người có nhiều mồ hôi, nên lấy khăn khô lau sạch rồi bật quạt từ xa để làm mát từ từ chứ không xối thẳng vào người, rất dễ bị cảm lạnh.

Để điều hòa nhiệt độ quá thấp khiến trẻ dễ bị cảm.

Đối với quạt phun sương/quạt hơi nước là một thiết bị làm mát mới được phổ biến trong vài năm gần đây. Tuy nhiên nếu dùng lâu, độ ẩm trong không khí tăng cao có thể tạo điều kiện cho nấm mốc và các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe có cơ hội phát triển. Đặc biệt với các trẻ nhỏ, người cao tuổi, do sức đề kháng kém, rất dễ mắc các bệnh tai mũi họng do không khí ẩm thấp.

Khi quạt thổi thẳng vào người, vùng tiếp xúc trực tiếp với gió sẽ khô mồ hôi nhanh hơn, làm mất cân bằng sự bài tiết mồ hôi, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, gây ra các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, đau đầu…

Theo BS. Nguyễn Ngọc Mai/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói