Hai người Mỹ chia nhau giải Nobel Kinh tế 2009

Lúc 6h chiều 12/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố chủ nhân của Giải Nobel Kinh tế 2009 là hai giáo sư người Mỹ Oliver E. Williamson và Elinor Ostrom.

Theo Viện này, Giáo sư Elinor Ostrom nhận giải vì những phân tích về cai quản kinh tế, đặc biệt là dân thường. Chia giải thưởng với bà là giáo sư Oliver E. Williamson với phép phân tích về cai quản kinh tế, đặc biệt là các ranh giới của công ty.

Giáo sư Elinor Ostrom và Giáo sư Oliver E. Williamson. (Ảnh: Nobelprize.com)
Giáo sư Elinor Ostrom và Giáo sư Oliver E. Williamson. (Ảnh: Nobelprize.com)


Giáo sư Elinor Ostrom sinh năm 1933, hiện đang giảng dạy tại Indiana University Bloomington, bang Indiana, Mỹ. Giáo sư Oliver E. Williamson sinh năm 1932, đang giảng dạy tại University of California Berkeley, bang California, Mỹ.

Giải Nobel Kinh tế có tên gọi chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy sĩ cho Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Nobel. Đây là giải thưởng dành cho những ai có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học.

Giải Nobel Kinh tế không phải là một trong 5 giải Nobel đặt ra theo nguyện vọng của Alfred Nobel năm 1895. Giải này, như tên gọi chính thức của nó, là giải thưởng do Ngân hàng Thụy Điển đặt ra và tài trợ bắt đầu từ năm 1968.

Giống như các giải Nobel về Hóa học và Vật Lý, những người đoạt giải Nobel Kinh tế được Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn.

Những người đoạt giải Nobel Kinh tế từ năm 1990 tới nay:

2008: Paul Krugman, người Mỹ, với phép phân tích về các mô hình thương mại và địa kinh tế.

2007: Ba kinh tế gia người Mỹ Leonid Hurwicz, Eric S. Maskin và Roger B. Myerson vì những đóng góp vào lý thuyết thiết kế cơ chế.

2006: Edmund S. Phelps, Mỹ, vì giải thích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

2005: Robert J. Aumann, người Mỹ gốc Israel và Thomas C. Schelling, người Mỹ, cho những nỗ lực của họ trong phân tích lý thuyết – trò chơi.

2004: Finn E. Kydland, Nauy và Edward C. Prescott, Mỹ, vì nững đóng góp trong kinh tế vĩ mô động.

2003: Robert F. Engle, người Mỹ và Clive W.J. Granger, người Anh, vì sử dụng các phương pháp thống kê theo chuỗi thời gian kinh tế.

2002: Daniel Kahneman, mang hai quốc tịch Mỹ và Israel, vì tiên phong vận dụng những hiểu biết về tâm lý học vào kinh tế. Và Vernon L. Smith, Mỹ, vì có công đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế thực nghiệm.

2001: George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz, Mỹ, vì công trình nghiên cứu cách thức kiểm soát thông tin tác động thị trường.

2000: James J. Heckman và Daniel L. McFadden, Mỹ, vì những đóng góp trong phát triển các lý thuyết nhằm giúp phân tích dữ liệu lao động cũng như cách thức con người đưa ra quyết định về công việc và du lịch.

1999: Robert A. Mundell, Canada, vì những phân tích về tỷ giá hối đoái.

1998: Amartya Sen, Ấn Độ, với những đóng góp cho kinh tế phúc lợi, giải thích các cơ chế kinh tế ẩn dưới nạn đói nghèo.

1997: Robert C. Merton và Myron S. Scholes, Mỹ, vì phát triển một công thức đánh giá các lựa chọn chứng khoán.

1996: James A. Mirrlees, Anh, và William Vickrey, Mỹ, vì những đóng góp vào lý thuyết động cơ kinh tế theo thông tin bất đối xứng.

1995: Robert E. Lucas Jr., Mỹ, vì có công phát triển và ứng dụng giả thuyết về dự tính duy lý.

1994: John C. Harsanyi và John F. Nash, Mỹ, và Reinhard Selten, Đức, vì những đóng góp cho lý thuyết trò chơi không hợp tác.

1993: Robert W. Fogel và Douglass C. North, Mỹ cho việc ứng dụng các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kinh tế lượng để giải thích những thay đổi về kinh tế.

1992: Gary S. Becker, Mỹ, vì ứng dụng kinh tế học vi mô vào phân tích hành vi của con người.

1991: Ronald Coase, Anh, vì phát hiện và làm rõ vai trò của chi phí giao dịch và quyền sở hữu đối với cơ cấu và chức năng kinh tế.

1990: Harry M. Markowitz, William F. Sharpe và Merton Miller, Mỹ, vì công trình tiên phong trong lý thuyết về kinh tế tài chính.

Nguồn: Vietnamnet

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast