Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Duy Sinh ở xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khai thác điều kiện đất đai rộng lớn để trồng cây ổi lê Đài Loan mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Hoạt động tập huấn góp phần giúp đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực chuyên môn, nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo.
Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh vùng biên, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp, từng bước cải thiện đời sống của Nhân dân.
Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã trao 28 mô hình sinh kế hỗ trợ hơn 600 hộ thoát nghèo.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp ở Hà Tĩnh đã hỗ trợ hàng trăm mô hình sinh kế, giúp người nghèo có điều kiện vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các cấp hội phụ nữ Hà Tĩnh đã nỗ lực giúp nhiều hội viên khó khăn vươn lên thoát nghèo.
Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng với mong muốn nhường sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước cho những hộ khó khăn hơn, 2 hộ nghèo ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã tự nguyện viết đơn xin “thoát nghèo”.
Từ xuất phát điểm với 4 đàn ong, Đậu Khắc Mạnh (SN 1956, xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển lên gần 100 đàn, cho thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.
Nhằm giúp các hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội có nguồn thu nhập ổn định, TP Hà Tĩnh đã huy động xã hội hóa hỗ trợ 10 trường hợp theo từng tháng…
“Thật không ngờ chỉ với mấy cái lu mà có thu nhập ổn định, giúp chúng tôi hết nghèo”. Bà Lê Thị Nhung (57 tuổi, thôn Hội Long, xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nói như vậy về dự án.
Là những người già cả, cuộc sống gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng 3 cặp vợ chồng ở xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo bởi “mình đỡ khổ rồi, nhường lại suất này cho những hộ khác khó khăn hơn”.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, 48 hộ dân xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tự nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Điều “kỳ lạ” này vừa cho thấy tư tưởng tiến bộ của người dân vừa cho thấy vai trò rất lớn của chính quyền cơ sở.
Trong khi nhiều hộ dân ở các địa phương dù đã đỡ khó khăn về kinh tế vẫn xin được nằm trong danh sách hộ nghèo thì vợ chồng cựu chiến binh già Phạm Văn Nuôi (SN 1932) - Phạm Thị Nuôi (1934) ở thôn Vĩnh An -Thạch Vĩnh -Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại vui vẻ “thoát nghèo” khi có đợt vận động của thôn.
Với 15 chương trình tín dụng phủ sóng trên địa bàn, Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hỗ trợ hàng ngàn người dân thoát nghèo, phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu.
Từ quả dưa non còn tươi, bà Nguyễn Thị Thắm (SN 1963) ở thôn Kim Nam Tiến, xã Kỳ Tiến (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã chế biến thành dưa muối, bán với thu nhập cao. Đây là cách "hóa giải" đầu ra cho cả mẫu dưa non do bà chuyển đổi cây trồng.
Với tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm sáng tạo để từng bước xóa đói, giảm nghèo, “trao cần câu” giúp người nghèo tăng thu nhập, phát triển sản xuất. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 2,58% - thấp nhất tỉnh với số lượng 727 hộ.
Để không ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình tiến tới mục tiêu ấm no của toàn xã hội, cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước, đã có sự chung tay của cả cộng đồng. Đặc biệt, với cách tiếp cận đa chiều, các tổ chức, cá nhân đã giúp người nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống và từng bước thoát nghèo bền vững.
Sự hiện diện của Công ty TNHH MTV Bò sữa Việt Nam (Vinamilk) – Chi nhánh Hà Tĩnh thời gian qua đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều người dân huyện miền núi Hương Sơn.
Sau chia tách địa giới hành chính, cùng với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng tương xứng tầm vóc đô thị, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã dày công trong nỗ lực thay đổi nhận thức người dân khi tiến lên đô thị. Tuy vậy, vấn đề này đang cần nhiều thời gian.