TP Hà Tĩnh nỗ lực để..."không có ai bị bỏ lại phía sau"

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần “không có ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, TP Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm sáng tạo để từng bước xóa đói, giảm nghèo, “trao cần câu” giúp người nghèo tăng thu nhập, phát triển sản xuất. Nhờ đó, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố là 2,58% - thấp nhất tỉnh với số lượng 727 hộ.

Căn nhà xây kiên cố đang hoàn thiện là nơi sinh hoạt của 5 thành viên gia đình anh Nguyễn Công Nhật (Thạch Hạ). Lập gia đình hơn 10 năm nhưng vợ thường xuyên đau yếu, công việc của hai vợ chồng lại không ổn định, 3 con nhỏ đang tuổi ăn học nên để có một mái nhà tử tế là điều anh chị chưa dám nghĩ đến. Lúc ấy, 5 người chen chúc nhau trong căn phòng chật hẹp, dột nát.

“Năm 2017, được thôn vận động, ủng hộ nên vợ chồng tôi mới quyết tâm vay mượn thêm để xây nhà. 20 triệu hỗ trợ của chính quyền là động lực để vợ chồng tôi có được mái nhà kiên cố ngày hôm nay” – anh Nguyễn Công Nhật trải lòng.

TP Hà Tĩnh nỗ lực để...“không có ai bị bỏ lại phía sau”

Nhiều mái nhà tình nghĩa được xây dựng góp phần giúp những hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống

Được biết, Thạch Hạ là địa phương thực hiện phong trào xóa nhà tranh tre dột nát khá hiệu quả. Với việc huy động nguồn xã hội hóa, ủng hộ bằng tiền mặt từ 20 – 40 triệu/nhà cùng những đóng góp về tình thần, ngày công của bà con làng xóm là “chất xúc tác” để xây nên những ngôi nhà tình nghĩa trên địa bàn. Từ năm 2012 đến nay, từ nguồn xã hội hóa, toàn xã đã xây dựng hơn 150 ngôi nhà tình nghĩa, góp phần “xóa trắng” nhà tranh tre dột nát trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Nhàn (Thạch Trung) phấn khởi cho biết: Nhờ được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi và định hướng phát triển sản xuất phù hợp với thị trường, từ chỗ việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, nay gia đình tôi đã vươn lên thoát nghèo, vợ chồng có thu nhập khá từ tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp sạch…

TP Hà Tĩnh nỗ lực để...“không có ai bị bỏ lại phía sau”

Định hướng sản xuất, trao "cần câu" tiếp tục được địa phương triển khai để giúp người dân nâng cao thu nhập (ảnh minh họa)

Với những giải pháp cụ thể, đúng đối tượng, đúng nguyên nhân “vì sao nghèo”, TP Hà Tĩnh đã vận động xã hội hóa xây dựng nhà ở, hỗ trợ vay vốn sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn… để từng bước giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Với 727 hộ nghèo còn lại, địa phương xác định "sẽ khó thoát nghèo" với các lý do như bệnh tật, ốm đau, già yếu, không có sức lao động, con cái không có điều kiện, một số hộ do đông con, đơn thân nuôi con nhỏ. Trong đó, cũng có một số hộ nghèo là cha mẹ có con cái ở gần nhưng không về ở với con do tâm lý ở riêng để tự do cuộc sống; một số hộ có thành viên bị ốm đau, bệnh hiểm nghèo, chi phí khám chữa, bệnh lớn cần phải có thẻ BHYT để khám chữa bệnh nên để thoát nghèo là việc khó khăn…

Dù vậy, công tác giảm nghèo tiếp tục là nhiệm vụ thường trực trong các hoạt động chỉ đạo, thực hiện của TP Hà Tĩnh vì suy cho cùng, mọi hoạt động phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trên địa bàn cũng hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội...

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về rà soát các giải pháp thực hiện đề án giảm nghèo bền vững, TP Hà Tĩnh đã kịp thời tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2018 và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trong thời gian tới. Theo đó, trên cơ sở phân loại đối tượng cụ thể, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo như thiếu vốn (163 hộ); lười nhác (3 hộ); thiếu lao động, hưởng chính sách bảo trợ xã hội (292 hộ); đông con (43 hộ), ốm đau, bệnh tật, hiểm nghèo (226 hộ), TP Hà Tĩnh đang xây dựng phương án thoát nghèo cho từng đối tượng.

TP Hà Tĩnh nỗ lực để...“không có ai bị bỏ lại phía sau”

Các hoạt động an sinh xã hội như tặng quà dịp Tết Nguyên đán cho gia đình chính sách, gia đình khó khăn được tổ chức hiệu quả trên địa bàn,

“Đối với hộ nghèo có thành viên có khả năng lao động, thiếu hụt các dịch vụ cơ bản sẽ được TP Hà Tĩnh tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ về vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, hỗ trợ phương tiện sản xuất…

Bên cạnh đó, nhóm hộ nghèo người cao tuổi có con cháu sẽ phối hợp các đoàn thể địa phương để vận động các con nuôi dưỡng hoặc đưa cha mẹ về ở với con cháu; kiến nghị cấp trên xem xét việc nâng mức trợ cấp hưởng cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo để vượt chuẩn nghèo, xóa hộ nghèo cho một số nhóm đối tượng như người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, khuyết tật đặc biệt nặng không có người thân thích…” – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Phạm Hùng Cường cho biết.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.