20 năm làm Bí thư chi bộ tổ dân phố Linh Tiến, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh), ông Nguyễn Phi Ngộ (64 tuổi) - thương binh ¾ luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào của địa phương.
Mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh nhưng người cựu binh Võ Xuân Trửa (thôn Liên Miệu, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn là gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình và các phong trào của địa phương.
Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Cần thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an sinh con người”. Đây cũng là nội dung quan trọng về “định hướng XHCN” trong cơ chế thị trường hiện nay.
Dù những cơn đau bởi vết thương chiến tranh vẫn luôn đeo đẳng nhưng thương binh Thái Văn Tương (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn làm kinh tế giỏi và đóng góp tích cực vào các hoạt động của địa phương.
Đó là câu chuyện về tình yêu, sự hy sinh đầy xúc động của vợ chồng người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - thương binh nặng Trần Trọng Thụy (71 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Chương (73 tuổi), ở thôn Hạ Kiều (xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Gia đình thuộc hộ nghèo và bản thân mắc bệnh u bướu nhưng với nỗ lực vượt khó, thương binh Nguyễn Xuân Thược Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã “biến” vườn tạp thành vườn cây ăn quả, thu cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Thăm khu vườn cam rộng cả chục héc-ta được đầu tư quy mô, bài bản ở xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều người bất ngờ khi đây là khối tài sản của một thương binh với thương tật hạng 1/4.
Dù không phải là mùa thu hoạch đại trà, nhưng tết này khu vườn mẫu xanh mướt cây trái của thương binh Nguyễn Văn Thê ở thôn Đồng Trụ Tây, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng có khá nhiều sản phẩm sạch cung ứng cho khách hàng.
Trở về cuộc sống đời thường sau chiến tranh, đối mặt với vô vàn khó khăn khi chỉ còn một cánh tay phải, nhưng thương binh Đặng Văn Hựu (67 tuổi, thôn Hồng Lĩnh, xã Vượng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ "thương binh tàn nhưng không phế".
Gia đình thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Túy (tổ dân phố 4, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được người dân trong phường kính trọng bởi nếp sống “tứ đại đồng đường” đầm ấm, hòa thuận hàng chục năm qua.
Vượt qua nỗi đau thể xác do di chứng của chiến tranh để lại, nhờ chịu thương, chịu khó và ý chí, nghị lực của người lính, những người thương binh nặng ¼ ở Hà Tĩnh đã tìm được con đường thoát nghèo, nuôi con cái trưởng thành, xây dựng nhà cửa khang trang…
Ít ai nghĩ rằng, người thương binh hạng 3/4 suốt đời cần mẫn với khu vườn rừng hơn chục ha lại có được tư duy hiện đại như thế. Ông chủ vườn rừng có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm - Lê Trọng Nhị (xã Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang làm đẹp thêm khu trang trại, vườn nhà để thưởng thức giá trị cuộc sống do chính bàn tay lao động chuyên cần của mình làm nên.
Cứ ngỡ sau 27 năm cống hiến trong quân ngũ, thương binh Nguyễn Mạnh Lừng (Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sẽ an phận trong những ngày còn lại. Nhưng, không, người “thương binh tàn nhưng không phế” này luôn đau đáu với nghề truyền thống để giúp mình và cộng đồng vươn lên.
Việc hàng nghìn con cò trắng về trú ngụ trên đảo nhỏ giữa hồ nước trong Khu du lịch sinh thái Green Eco (tổ dân phố Bắc Tiến, phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh) đã trở thành “hiện tượng” tự nhiên hiếm có và lý thú. Thế nhưng, gần đây đảo cò có nguy cơ bị “xóa sổ” do một số đối tượng săn bắn, đặt bẫy tận diệt loài chim quanh khu vực này.