Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

(Baohatinh.vn) - Mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh nhưng người cựu binh Võ Xuân Trửa (thôn Liên Miệu, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn là gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình và các phong trào của địa phương.

Chúng tôi gặp thương binh hạng 2/4 - Võ Xuân Trửa (SN 1950) khi hai vợ chồng vừa đi khám sức khỏe từ bệnh viện về. Nhiều năm nay, ông đã quen với việc bị cơn đau hành hạ khi trái gió trở trời. Thế nhưng, như con ong chăm chỉ, ngay khi hết cơn đau thì ông lại là người của công việc. Nếu không phải lăn lộn cùng các thành viên trong chi hội người cao tuổi để xây dựng khu dân cư kiểu mẫu thì cũng tất bật với việc chăm sóc mảnh vườn nhỏ đủ các loại cây của gia đình.

Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

Ngoài những buổi làm việc của Chi hội Người cao tuổi thôn Liên Miệu, tham gia các phong trào của xã, ông Trửa cũng luôn tay với mảnh vườn nhỏ đủ các loại cây ăn quả, hoa và cây cảnh của gia đình.

Rời quân ngũ trở về quê hương với tỷ lệ thương tật 61%, sức khỏe yếu nhưng với ý chí và nghị lực của người lính cụ Hồ, ông đã phát huy tinh thần “thương binh tàn nhưng không phế”, tích cực tổ chức sản xuất, động viên vợ con cải tạo vườn, trồng rau, chăn nuôi các loại gia cầm để phát triển kinh tế gia đình.

Ông cũng là một trong những người đi đầu trong đăng ký xây dựng vườn mẫu, xây dựng mô hình nhà sạch - vườn đẹp.

Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

Gia đình ông Trửa là một trong những hộ đi đầu trong xây dựng mô hình “Nhà sạch - vườn đẹp” của địa phương.

“Mặc dù bị thương nhưng tôi cũng may mắn hơn biết bao đồng đội đã ngã xuống. Phát huy phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, còn chút sức lực nào là mình phải cố gắng để phát triển kinh tế gia đình, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Còn sức là còn cống hiến để xứng đáng với sự hy sinh của anh em, đồng đội” - ông Võ Xuân Trửa bộc bạch.

Không chỉ cần cù, chịu khó xây dựng kinh tế gia đình, nêu gương cho con cháu, thương binh Võ Xuân Trửa còn là người chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đi đầu trong thực hiện các phong trào, cuộc vận động của địa phương...

Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

Ông Trửa cùng một số hội viên Chi hội Người cao tuổi thôn Liên Miệu trong một buổi họp bàn về phong trào “Người cao tuổi xây dựng gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”

Năm 2012, thương binh Võ Xuân Trửa được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Liên Miệu. Lúc bấy giờ, chi hội đang gặp nhiều khó khăn từ nhân sự, tổ chức cho đến mọi hoạt động. Tiếp nhận nhiệm vụ, ông đã từng bước kiện toàn, tổ chức và đưa hoạt động của chi hội đi vào nền nếp.

Trong đó, ông đề xuất và kết nối thành lập CLB Thể dục thể thao, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, phát động hội viên tích cực tham gia các phong trào và cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Tuổi cao gương sáng”, “Người cao tuổi xây dựng gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”.

Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

Cổng làng Liên Miệu được ông Võ Xuân Trửa vận động gia đình, con cháu đóng góp hàng chục triệu đồng để xây dựng.

Không chỉ làm tốt công tác tổ chức, tập hợp và tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình hoạt động của hội, thương binh Võ Xuân Trửa còn luôn gương mẫu đi đầu trong tất cả các phong trào, các cuộc vận động.

Để làm gương cho hội viên và Nhân dân trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, ông đã hiến trên 100m2 đất, 80m tường rào; hỗ trợ gần 20 triệu đồng để làm đường đi vào nghĩa trang, 12 triệu đồng để xây dựng cổng làng.

Người thương binh giỏi việc nhà, hăng hái việc làng

Để mở rộng đường liên thôn, ông Trửa đã tiên phong hiến trên 100m2 đất, 80m tường rào và nhiều cây cối.

Hằng năm, cùng với gương mẫu đi đầu trong các khoản đóng góp, ông còn kêu gọi con cháu sinh sống và làm việc ở nước ngoài đóng góp thêm hàng chục triệu đồng để xây dựng NTM.

Ông Phan Văn Thiền - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thư chia sẻ: “Cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá rất cao tấm gương mẫu mực của bác Võ Xuân Trửa. Mặc dù là thương binh, tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng với khí chất công dân gương mẫu, bác đã nỗ lực xây dựng gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; đồng thời cống hiến hết mình cho các phong trào của hội và của địa phương”.

Với đóng góp quan trọng của mình, những năm qua, thương binh Võ Xuân Trửa đã được các cấp, ngành huyện Kỳ Anh tặng nhiều giấy khen và phần thưởng xứng đáng; được UBND tỉnh Hà Tĩnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2000 - 2020”.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…