Người thương binh nặng giữ nếp nhà “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Gia đình thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Túy (tổ dân phố 4, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được người dân trong phường kính trọng bởi nếp sống “tứ đại đồng đường” đầm ấm, hòa thuận hàng chục năm qua.

Người thương binh nặng giữ nếp nhà “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh

Thương binh 1/4 Nguyễn Xuân Túy tự hào kể về nếp sống “tứ đại đồng đường” của gia đình mình

Đến tổ dân phố 4, phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh), chúng tôi dễ dàng tìm được ngôi nhà của thương binh nặng Nguyễn Xuân Túy, bởi quanh khu vực này, già trẻ đều biết đến tiếng thơm của một gia đình truyền thống có nhiều thế hệ cùng chung sống.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Túy (SN 1958) kể, là thương binh nặng với thương tật 81%, trở về với quê hương năm 1990, ông đã xoay xở nhiều cách để tự chủ cuộc sống.

“Tôi đã mạnh dạn thành lập “Tổ hợp thương binh” của thị xã Hồng lĩnh với nghề nghiệp chủ yếu là sửa chữa, buôn bán hàng điện tử. Tổ hợp đã tạo công ăn việc làm cho một số anh em thương binh, ngoài thu nhập cũng trích ra được một phần nhỏ làm sổ tiết kiệm tặng các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, động viên họ cố gắng vươn lên".

Người thương binh nặng giữ nếp nhà “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh

Dù có 4 thế hệ chung sống nhưng gia đình ông Túy luôn ấm êm, hòa thuận

Trong gia đình, ông Túy luôn giáo dục con cháu biết trân trọng, gìn giữ truyền thống cha ông, dòng họ, quê hương, đất nước để ra sức học tập, phấn đấu, sống xứng đáng với truyền thống đó.

“Cố nội tôi, ông bác ruột, ông nội tôi đều là cán bộ lão thành cách mạng, một lòng đi theo Đảng, chiến đấu vì độc lập tự do của đất nước. Hiện, gia đình tôi có 4 thế hệ với hơn 10 người sống chung trong một ngôi nhà. Cha, mẹ tôi năm nay ngoài 90 tuổi”, ông Túy tự hào chia sẻ.

Ông bảo, biết rằng việc giữ nếp nhà của gia đình có 4 thế hệ không hề dễ dàng nên càng phải ra sức gìn giữ.

Theo ông, điều đầu tiên là bản thân người trụ cột phải luôn gương mẫu, thẳng thắn chỉ dạy con cháu bằng cách phân tích điều hay lẽ phải. Với cha, mẹ thì phải kính trọng, với con cháu thì nhắc nhở, dạy dỗ từ nhỏ để biết kính trên nhường dưới.

Gia đình ông cũng coi trọng việc bình đẳng, lắng nghe và tôn trọng con cháu. Có gì không hay, không phải thì nhắc nhở, dạy dỗ để con cháu biết kính trên nhường dưới. Trong gia đình, rối chỗ nào gỡ chỗ đó, nếu có xích mích thì giải quyết luôn, như vậy thì tình cảm mới bền được.

Người thương binh nặng giữ nếp nhà “tứ đại đồng đường” ở Hà Tĩnh

Vợ chồng ông Túy hạnh phúc bên các cháu nội

Khi có những lỗi sai trong cư xử của con cháu, ông luôn giữ thái độ bình tĩnh, sau đó bảo ban để con cháu thấu hiểu. Có lẽ, chính cách giáo dục ấy mà con cháu ông, người làm cán bộ nhà nước, người làm nghề tự do nhưng luôn biết phải trái, giữ gìn nề nếp gia phong, cần kiệm, chịu thương, chịu khó.

Được biết, suốt mấy chục năm qua, gia đình ông Túy luôn được chính quyền, bà con cô bác, láng giềng tin cậy, yêu mến, hàng năm được công nhận “Gia đình văn hoá xuất sắc - Gia đình văn hoá mẫu mực - con cháu hiếu thảo”.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.