Những thương binh “tàn nhưng không phế”

(Baohatinh.vn) - Đi qua khói lửa chiến tranh, những thương binh Hà Tĩnh đang nỗ lực xây dựng quê hương như lời căn dặn của Bác - “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Ở đâu trên suốt dặm dài núi Hồng - sông La, ta cũng có thể bắt gặp những tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Họ không chỉ tạo nên sự thay đổi cho kinh tế gia đình mà còn tạo ra nhiều giá trị xã hội khi giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Có thể kể đến tấm gương của thương binh hạng 1/4 Dương Văn Quyết (SN 1954, trú xã Đan Trường, Nghi Xuân) xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, làm vườn mẫu hơn 1.000 m2; thương binh Phan Công Hiền (SN 1955, xã Thạch Châu, Lộc Hà) mở xưởng mộc đem lại doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm; thương binh Phan Công Thi (SN 1954, xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh) mở trang trại tổng hợp, lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/năm… Cùng đó, hàng nghìn thương binh khác ở Hà Tĩnh đã và đang nỗ lực phát triển kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của quê hương.

Thiết kế chưa có tên (12).jpg
Cựu chiến binh, thương binh Bùi Đình Thú.

Trong những ngày tháng Bảy đầy ân tình này, tôi có cơ hội gặp gỡ người CCB, thương binh Bùi Đình Thú (SN 1958, ở thôn Tân Nhân, xã Tân Hương, Đức Thọ). Ông là một trong những thương binh “tàn nhưng không phế”, đã bằng trí tuệ và sức lực của mình chinh phục thành công “mặt trận” kinh tế.

“Năm 1976, tôi nhập ngũ và trở thành người lính của Trung đoàn 250, Sư đoàn 309, Quân đoàn 4, từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Rời quân ngũ trở về quê nhà (năm 1989) với tỷ lệ thương tật 61%, là bệnh binh 2/3, thương binh 3/4, cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn. Không thể để vợ con khổ sở, thiếu cái ăn, cái mặc, tôi trăn trở tìm cách phát triển kinh tế. Nhận thấy thế mạnh của vùng đất quê mình là đồi núi, có thể phát triển kinh tế rừng, tôi mạnh dạn nhận đất rừng để trồng keo lấy gỗ. Năm 2001, tôi nhận 20 ha đất rừng và bắt đầu cải tạo đất, phát cỏ dại, đào hố trồng cây keo. Nhờ công chăm sóc, những cây keo bám rễ và dần vươn cao, phủ xanh những mảnh rừng, cho lợi nhuận tốt” - CCB Bùi Đình Thú chia sẻ.

 z5625676010048_02afccb8a96ec2885cf9f09981a5d4c8.jpg
ảnh 2 (6).JPG
Đến nay, thương binh Bùi Đình Thú đã có 45 ha keo cho thu nhập ổn định mỗi năm.

Tiếp đà thắng lợi, năm 2007, ông Thú nhận thêm 10 ha đất rừng ở xã Tân Hương và 15 ha ở xã Phú Lộc (Can Lộc). Ông trồng theo phương thức xoay vòng, bán cuốn chiếu nên năm nào cũng có thu hoạch. Trung bình mỗi năm, gia đình thu hơn 400 triệu đồng từ trồng keo, đời sống kinh tế khấm khá, 3 người con của ông đều được ăn học, có việc làm ổn định. Cuộc sống nay đã đủ đầy nhưng người CCB ấy vẫn chưa cho phép bản thân nghỉ ngơi, ông luôn mong muốn đóng góp nhiều hơn cho quê hương. Ông là tấm gương trong cộng đồng, là động lực để các thế hệ trẻ noi theo, nỗ lực hơn trong cuộc sống.

ảnh 3 (9).jpg
Thương binh Lê Văn Thành - Tổ trưởng TDP 6, phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh).

Cùng với phát triển kinh tế, nhiều CCB, thương binh, bệnh binh ở Hà Tĩnh còn là những tấm gương trong thực hiện các phong trào và tham gia hoạt động xã hội ở địa phương. Họ là những bí thư chi bộ, thôn trưởng, chủ tịch hội CCB, là cựu binh gương mẫu, đi đầu bước trước trong thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước. CCB Lê Văn Thành (SN 1948) - Tổ trưởng tổ dân phố (TDP) 6, phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) là một trong những tấm gương về tinh thần cống hiến trong thời bình.

Năm 1981, sau 14 năm tham gia quân ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, ông Thành phục viên trở về quê hương. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, ông mang trong mình mảnh bom nhỏ còn “mắc kẹt” trong đầu và chứng nhận thương binh hạng 4/4. Không thể lấy mảnh bom ra nên ông luôn phải chịu đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.

Vượt lên muôn ngàn khó khăn, ông bươn chải làm nhiều nghề để nuôi sống gia đình và tích cực tham gia công tác xã hội. Năm 1987, ông Thành được bầu làm Trưởng thôn 6, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Hà (nay là TDP 6, phường Đại Nài) và đã có nhiều đóng góp cho các phong trào của địa phương. Tuy nhiên, năm 2007, ông Thành mắc bệnh ung thư máu nên đành tạm nghỉ công tác xã hội để điều trị. Năm 2016, khi sức khỏe đã dần ổn định, ông lại được người dân trong TDP tín nhiệm, tiếp tục bầu giữ vai trò tổ trưởng TDP. Ấy cũng là thời điểm TDP 6 đang trong quá trình xây dựng khu dân cư mẫu.

“Dù sức khỏe còn yếu nhưng tôi cũng cố gắng có mặt trong các hoạt động, tạo động lực để bà con tích cực góp công sức, tiền của để làm đẹp cho quê hương. Từ năm 2016 đến nay, người dân TDP 6 đã đóng góp hàng chục nghìn ngày công, huy động gần 3 tỷ đồng để xây dựng các công trình công cộng, trải thảm các tuyến đường... Nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hiện đại… Năm 2023, các đoàn thể và người dân trong TDP đã hoàn thành tiêu chí xây dựng nhà văn hóa mẫu, TDP mẫu” - ông Thành chia sẻ.

ảnh 4 (4).jpg
z5625639455255_64f1a9bf081bb230be17758c3d3afd2c.jpg
Thương binh Lê Văn Thành dành nhiều thời gian để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Ở tuổi 80, lại lâm trọng bệnh nhưng thương binh Lê Văn Thành vẫn nỗ lực cống hiến cho quê hương, luôn nêu cao tinh thần của người lính Cụ Hồ. Ông chia sẻ: “Bà con trong TDP luôn nói vui, mong tôi làm tổ trưởng TDP cho tới khi “nhắm mắt”. Tôi hiểu rằng, đó là tình cảm, sự quý trọng mà bà con dành cho tôi. Dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn tốt nhưng tôi luôn lấy sự phát triển của quê hương, sự an vui của người dân làm động lực để cố gắng”.

Trên quê hương Hà Tĩnh anh hùng, mỗi ngày, hàng vạn CCB vẫn đang dốc sức, miệt mài đóng góp xây dựng, đặc biệt, nhiều thương binh, bệnh binh đã vượt lên nỗi đau chiến tranh góp sức mình vào những trang sử mới của địa phương…

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.