Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

(Baohatinh.vn) - Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.

Bản hùng ca trên những con đường

Tháng Tư về, hòa chung niềm vui non sông thống nhất, trong sâu thẳm trái tim người dân Hà Tĩnh lại trào dâng những ký ức hào hùng về một thời chiến đấu oanh liệt. Đặc biệt, những ký ức về sự kiên cường, hy sinh anh dũng trên những con đường chi viện cho miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ lại sống dậy mạnh mẽ. Những con đường ấy không chỉ là tuyến giao thông mà còn là biểu tượng sáng ngời cho khát vọng thống nhất, tình đoàn kết Bắc - Nam và lòng dũng cảm phi thường của quân dân Hà Tĩnh.

bqbht_br_70d5172626t90494l0.jpg
bqbht_br_z6550122510174-57d0873b1b66d733ab08309446cc7f3a.jpg
Ngã ba Đồng Lộc (ảnh 1) và ngã ba Khe Giao (ảnh 2) trên tuyến đường 15 ngày nay.

Đường 15A đã tạc vào lịch sử, trở thành một trong những huyết mạch giao thông sống còn trong kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Bắt đầu từ ngã ba Lạc Thiện (Đức Thọ), đường 15A xuyên qua những làng quê của Phú Lộc, Thượng Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc (Can Lộc) rồi chạy thẳng vào ngã ba Khe Giao nối với cung đường 21, 22.

Đường 15A được duy trì hoạt động thông suốt cho đến những năm 1967 thì bị địch phát hiện và tăng cường đánh phá ác liệt. Do đó, đường 21, 22 trở thành tuyến đường tránh an toàn để chi viện cho tiền tuyến. Đường 21 chỉ dài khoảng 20 km, bắt đầu từ ngã ba Khe Giao men dọc dãy trà sơn vào Cẩm Xuyên và nối với đường 22 tại ngã ba Thình Thình (nay thuộc xã Nam Điền, Thạch Hà). Đường 22 dài 65 km, từ ngã ba Thình Thình đi vòng qua vùng hồ Kẻ Gỗ (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên), chạy qua nhiều xã thuộc huyện Kỳ Anh rồi kết thúc tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Trong giai đoạn 1968-1969, số lượng lớn bộ đội, thương bệnh binh, khí tài quân sự, lương thực, xăng dầu, quân trang, quân dụng… dừng chân tập kết ở các xã ven vùng trà sơn được chuyển theo các cung đường 15A, 21, 22 vào chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng nhiều. Điều đó khiến máy bay địch càng điên cuồng lùng sục, bắn phá nhằm cắt đứt các tuyến đường trọng yếu này.

Đặc biệt, Ngã ba Đồng Lộc được coi là “túi bom, chảo lửa”. Chính vì sự hiểm yếu, đặc biệt quan trọng của vị trí này mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi đây đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Từ tháng 4 - 10/1968, giặc Mỹ đã đánh vào Ngã ba Đồng Lộc 1.863 lần, ném gần 50.000 quả bom các loại, chưa kể rốc-két và đạn 20 mm…

Cùng với Ngã ba Đồng Lộc, ngã ba Thình Thình cũng là tọa độ đánh phá ác liệt của giặc Mỹ, bởi nơi đây là điểm nối giữa đường 21 và 22. Tại ngã ba này, hàng trăm tấn bom của Mỹ đã trút xuống. Ngoài ném bom bằng máy bay, giặc Mỹ còn tung lính biệt kích nhảy dù trên rừng, dọc đường 21, 22 để thu thập thông tin, phát hiện các mục tiêu quân sự của ta, chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom…

cac-nu-thanh-nien-xung-phong-nga-ba-dong-loc-nam-1968-anh-tu-lieu.jpg
Các nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc năm 1968. (Ảnh tư liệu)

Mặc cho bom đạn trút xuống dữ dội trên những tuyến đường huyết mạch ấy, nhưng những người con Hà Tĩnh vẫn kiên cường bám trụ. Họ không quản ngày đêm, gian khổ, quyết tâm giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo thông suốt mọi ngả đường hướng về tiền tuyến với tinh thần “Xe chưa qua, nhà không tiếc”. Với ý chí sắt đá và lòng quả cảm phi thường, quân và dân Hà Tĩnh đã cùng cả dân tộc viết nên bản hùng ca bất tử, tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì ngày thống nhất non sông.

Ngân vang khúc ca hòa bình

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ những năm tháng bom đạn khốc liệt, những địa danh in đậm dấu ấn chiến tranh, những xóm làng quật cường và đặc biệt là những con đường huyền thoại từng oằn mình dưới mưa bom bão đạn nay đã phủ lên mình một màu xanh yên bình, đầy sức sống.

bqbht_br_z6550186831598-cd066a50ea04e3fa6fd911ea9b9433f2.jpg
bqbht_br_z6550194107607-6750e1d372a643920aa17f2a6c7e6792.jpg
Người dân xã Sơn Lộc (Can Lộc) nỗ lực xây dựng nhà sạch - vườn đẹp, làng quê yên bình...

Các làng quê của vùng đất Can Lộc như: Thượng Lộc, Đồng Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc… từng bị bom cày, đạn xới trong kháng chiến chống Mỹ nay đã đổi khác. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi vươn lên giữa màu xanh mướt mắt của những cánh đồng lúa. Những con đường đất gập ghềnh năm nào giờ đã được bê tông, trải nhựa rộng rãi, thênh thang, nối liền những xóm làng no ấm. Màu xanh của cây trái, của vườn rau xanh tốt đã phủ kín đất cằn năm xưa…

Ông Thân Văn Vỵ - Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc thông tin: “Năm 2020, xã Sơn Lộc được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, đến nay, 9/9 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Xã có sản phẩm cam Khe Giao và mật ong Tâm An đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ngoài ra, xã có 7 doanh nghiệp và 5 hợp tác xã, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Nhờ huy động hiệu quả nhiều nguồn lực đầu tư, kết cấu hạ tầng của xã Sơn Lộc đã có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh”.

bqbht_br_ong-hoang-canh-ben-trai-tu-hao-truoc-su-doi-thay-cua-que-huong.jpg
Ông Hoàng Cảnh (bên trái) tự hào trước sự đổi thay của quê hương.

Trong ký ức của ông Hoàng Cảnh (SN 1931, thôn Khe Giao, xã Sơn Lộc), người từng là Đội trưởng Đội cầu đường thuộc Lâm trường Truông Bát, thời gian cùng lực lượng dân quân tự vệ, TNXP địa phương miệt mài san đường, lấp hố bom trên tuyến đường 15A là những tháng ngày “vất vả đau thương” nhưng cũng “tươi thắm vô ngần”.

Ông Cảnh tâm sự: “Sơn Lộc cũng như bao vùng quê khác đã phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát do bom đạn của chiến tranh. Nhưng sau ngày đất nước thống nhất, sự cần cù, chịu khó cùng với quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng mạnh giàu đã giúp người dân Sơn Lộc biến những vùng đất bom cày đạn xới thành những miền quê trù phú, xanh tươi. Chứng kiến sự đổi thay diệu kỳ ấy, tôi càng thêm trân trọng những hy sinh, mất mát và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của quê hương”.

bqbht_br_mien-que-nam-dien-thach-ha-noi-co-nga-ba-thinh-thinh-dau-an-mot-thoi-giao-thoa-cua-duong-21-va-22-nay-da-doi-thay.jpg
bqbht_br_canh-dong-lua-ngat-xanh-cua-xa-nam-dien-hom-nay.jpg
Những tuyến đường rộng mở, những cánh đồng lúa ngát xanh của xã Thạch Điền (nay là xã Nam Điền) ngày nay.

Đi qua cung đường 15A, chúng tôi tìm về miền quê Nam Điền - nơi có ngã ba Thình Thình, dấu ấn một thời giao thoa của đường 21 và 22. Trò chuyện với những cụ cao niên của địa phương, chúng tôi được nghe lại những câu chuyện hào hùng về một thời khói lửa, về sự hy sinh anh dũng của bao người con Hà Tĩnh cũng như niềm tin về một Nam Điền ngày càng đổi mới và phát triển.

Trong hành trình dựng xây cuộc sống mới, xã Nam Điền đã ghi dấu ấn bằng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,2%, hộ cận nghèo còn 2,29%.

bqbht_br_kdl-sinh-thai-da-bac-eco-xa-nam-dien-thach-ha-tro-thanh-diem-den-hap-dan-thu-hut-du-khach-tham-quan-trai-nghiem.jpg
Khu du lịch sinh thái Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà) trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Nam Điền cũng đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong xây dựng NTM. Năm 2021, xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đầu năm 2025 đạt NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn của Nam Điền ngày càng khởi sắc với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Các công trình phúc lợi như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng và nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng…

bqbht_br_mo-hinh-kinh-te-cua-ong-nguyen-bao-chung-thon-loc-ho-xa-nam-dien.jpg
Ông Nguyễn Bảo Chung (thôn Lộc Hồ, xã Nam Điền) quyết tâm, nỗ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ông Nguyễn Bảo Chung (SN 1973, thôn Lộc Hồ) chia sẻ: “Gia đình tôi đã phát triển trang trại chăn nuôi với quy mô 600 con lợn mỗi năm. Ngoài ra, còn phát triển thêm một số dịch vụ như: xây dựng hầm biogas, kinh doanh cửa hàng xăng dầu… tạo việc làm cho hơn 15 lao động địa phương. Hy vọng, không chỉ gia đình tôi và bà con Nam Điền mà tất cả người dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần cần cù, sáng tạo, quyết tâm cao của các thế hệ đi trước, cùng nhau nỗ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp”.

Khi vạt nắng cuối ngày nhuộm vàng những cung đường huyền thoại, chim rừng gọi bạn về tổ cũng là lúc chuyến hành trình lắng đọng bao xúc cảm của chúng tôi khép lại. Chứng kiến sự hồi sinh diệu kỳ trên những nẻo đường khói lửa năm xưa, chúng tôi càng hiểu hơn về giá trị của hòa bình. Hôm nay đây, trên mảnh đất Hà Tĩnh kiên cường, bằng sự cần cù, sáng tạo và tinh thần đoàn kết, người dân các địa phương đang viết tiếp những trang sử mới, điểm thêm những gam màu sáng vào bức tranh chung của dân tộc.

Chủ đề 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đọc thêm

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.