Pha đánh chặn này được đích thân ông Vyacheslav Trukhachev người đứng đầu Phòng Hỗ trợ Thông tin thuộc Hạm đội Biển Đen cho biết, trong cuộc tập trận, lực lượng bờ biển đã phóng đi tên lửa hành trình mô phỏng một cuộc tấn công của hạm đội địch.
Lập tức, Su-30SM đã sử dụng hệ thống radar để xác định và khóa mục tiêu và dùng vũ khí mang theo để bắn hạ tên lửa hành trình mục tiêu. Mặc dù vậy, hạm đội của Nga không cho biết Su-30SM sử dụng loại vũ khí nào để thực hiện vụ bắn lịch sử này.
Tiêm kích Su-30SM hộ tống Tu-160 không kích khủng bố tại Syria. |
Theo nhận định của một số chuyên gia, rất có thể tên lửa được sử dụng là loại RVV-AE - loại vũ khí được thiết kế để chuyên bắn hạ các mục tiêu: máy bay siêu cơ động, tên lửa hành trình, tên lửa "đất đối không" và "không-đối-không", máy bay ném bom chiến dịch chiến thuật, máy bay trực thăng.
Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào trên mọi góc nhìn, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh. RVV-AE có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.
Dẫn đạn RVV-AE có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.
Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.
Trong tình huống nhiễu nặng, đầu tự dẫn tên lửa thực hiện chế độ tự dẫn thụ động từ nguồn phát xung nhiễu điện từ trường và khóa mục tiêu bằng tín hiệu nhiễu và tấn công nguồn phát xung nhiễu điện từ - máy bay đối phương.
Nếu không chiến diễn ra trên khoảng cách ngắn – cận chiến, tên lửa sẽ được bật chế độ tự dẫn và không sử dụng chế độ dẫn đường quán tính. Tên lửa không đối không RVV-AE trang bị đầu nổ phá mảnh nặng 22,5kg với ngòi nổ laser cận tiếp xúc.
Với những tính năng độc đáo của tên lửa cùng với việc kết hợp với tiêm kích Su-30SM, thì việc ông Sergei Yamanov, Giám đốc nhà máy sản xuất Máy bay Irrkutsk của Nga tuyên bố, không có nhiệm vụ nào mà chiến đấu cơ Su-30SM của Nga không thể hoàn thành hoàn toàn có cơ sở.
Ông Sergei Yamanov tuyên bố: "Nhờ hệ thống cảm biến tinh vi, Su-30SM ở Syria đã hỗ trợ hiệu quả cho máy bay ném bom của chúng ta và giáng đòn sấm sét tiêu diệt nhiều tên khủng bố khi nó tiên phong dẫn đường dò tìm mục tiêu".
Không những vậy, vị giám đốc này còn tiết lộ cách Su-30SM săn tìm mục tiêu, ban đầu nó bay lên độ cao độ an toàn và sử dụng hệ thống dò tìm chiếu sáng mục tiêu, sau đó thực hiện không kích với đòn đánh chính xác gần như tuyệt đối.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu