Tiếp tục phát huy nguồn lực của Công giáo trong tình hình mới

(Baohatinh.vn) - Các tham luận tại hội thảo đã góp phần làm rõ vai trò và đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực của Công giáo vào sự phát triển chung của Hà Tĩnh trong tình hình mới.

Sáng 7/1, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam chủ trì hội thảo khoa học “Phát huy nguồn lực của Công giáo góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới”.


Tham dự hội thảo có Tiến sỹ Nguyễn Thị Liên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ), Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn - Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh cùng đại diện một số sở, ban ngành, chức sắc, tu sĩ trên địa bàn tỉnh.

bqbht_br_1.jpg
Chủ trì hội thảo.
bqbht_br_4.jpg
Đại biểu tham dự hội thảo.

Báo cáo đề dẫn do Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam trình bày khẳng định, tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi là nguồn lực to lớn góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, đạo đức, an sinh, từ thiện xã hội, du lịch… Điều này càng được thể hiện rõ nét tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”.

Đạo Công giáo có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ XVI (năm 1533) tại làng Ninh Cường, Quần Anh (huyện Nam Chân) và làng Trà Lũ (huyện Giao Chỉ) thuộc giáo phận Bùi Chu (Nam Định). Sau gần 500 năm có mặt tại Việt Nam, Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã hòa vào văn hóa, lịch sử của dân tộc, đồng hành cùng dân tộc qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc và quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

bqbht_br_2.jpg
Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Hải Nam trình bày đề dẫn hội thảo.

Môi trường Công giáo cũng đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật… Trong thời kỳ hòa bình, đổi mới và phát triển, Giáo hội Công giáo hiện diện, tham gia trong các hoạt động an sinh xã hội; phòng chống thiên tai, dịch bệnh..., góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tại Hà Tĩnh, đạo Công giáo có mặt từ đầu thế kỷ XVII. Trải qua thời gian, thăng trầm và phát triển, hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có: 9 giáo hạt, 74 giáo xứ, 5 chuẩn giáo xứ, 255 giáo họ với hơn 17 ngàn giáo dân (chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh); có 11 cơ sở hội dòng tu nữ, 1 dòng tu nam; hơn 300 tu sĩ đang sống, sinh hoạt tại các cơ sở hội dòng; 4 cơ sở từ thiện hiện đang nuôi dạy, giáo dục trẻ em và người già tàn tật, cô đơn.

bqbht_br_8.jpg
Tiến sỹ Nguyễn Thị Liên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) khẳng định vai trò của Công giáo trên các lĩnh vực và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tốt nguồn lực của Công giáo trong hoạt động an sinh xã hội...

Là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Công giáo Hà Tĩnh đã đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp trong các cuộc vận động tham gia xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới, đô thị văn minh; chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, phát triển nguồn nhân lực; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái…

Giáo hội Công giáo luôn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, động viên các chức sắc, chức việc, tín đồ thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm "kính Chúa, yêu nước"; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

bqbht_br_6.jpg
Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn - Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh chia sẻ quan điểm về việc phát huy văn hóa, đạo đức của người Công giáo để xây dựng quê hương, đất nước.

Ban Tổ chức đã nhận được 20 tham luận của các nhà nghiên cứu, các linh mục, tu sĩ, trong đó, có 8 tham luận được trình bày trực tiếp tại hội thảo. Các tham luận đã tập trung làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn, lịch sử phát triển, đặc điểm, những đóng góp và thực trạng của đạo Công giáo.

Đồng thời, đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực của Công giáo vào sự phát triển của đất nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng trong tình hình mới; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

bqbht_br_12.jpg
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo.

Tổng kết hội thảo, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền đánh giá cao những ý kiến tham luận tại hội thảo. Những ý kiến đó đã góp phần khẳng định chủ trương của Đảng về “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”; làm rõ vai trò, đóng góp của Công giáo đối với sự phát triển của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy khẳng định, các tham luận và ý kiến tại hội thảo là nguồn tư liệu, căn cứ khoa học, thực tiễn để ban tổ chức hội thảo tiếp thu, lĩnh hội, kế thừa một cách đầy đủ và toàn diện về thực trạng, giải pháp. Từ đó, tham mưu phù hợp, kịp thời với cấp ủy, chính quyền để phát huy nguồn lực của Công giáo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong tình hình mới.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" vừa chủ trì Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.
Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức thành công. Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã chuẩn bị rất khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ.
Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Từ hơn 4.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) năm 2024, ban giám khảo chấm chọn 105 tác phẩm đạt giải. Hà Tĩnh vinh dự có 1 tác phẩm của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đạt giải; Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh được nhận bằng khen tập thể xuất sắc.
Văn phòng Tỉnh ủy chủ động đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Văn phòng Tỉnh ủy chủ động đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, năng động, sáng tạo, tham mưu hiệu quả cho Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy.
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 với yêu cầu phải tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Việc sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà (cũ) và Liên đoàn Lao động huyện Thạch Hà nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng Công đoàn Hà Tĩnh vững mạnh.