Tiểu hành tinh áp sát Trái đất vào 19/4 có gây nguy hiểm?

Tiểu hành tinh này được cho là “có khả năng gây nguy hiểm” khi bay áp sát Trái đất với vận tốc cực cao.

Mới đây, các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh khổng lồ có đường kính là 1km đang bay về phía Trái đất. Mặc dù được đánh giá là "có khả năng gây nguy hiểm" cho hành tinh xanh của chúng ta nhưng số liệu dự kiến cho thấy tiểu hành tinh này sẽ chỉ bay áp sát Trái đất vào ngày 19/4 tới đây, không xảy ra va chạm.

Theo thông tin của NASA, tiểu hành tinh này có tên "2014 JO25" và đây là lần nó đến gần Trái đất nhất trong vòng 400 năm qua. Theo chu kỳ, phải ít nhất 480 năm nữa, "2014 JO25" mới lại gặp lại Trái đất trên quỹ đạo của mình.

tieu hanh tinh ap sat trai dat vao 19 4 co gay nguy hiem

Được phát hiện bởi kính thiên văn Mt. Lemmon Survey vào tháng 5/2014, tiểu hành tinh "2014 JO25" được đánh giá là một trong những mục tiêu quan sát "sáng" nhất, có thể quan sát bằng radar một cách thuận lợi trong lần "đi qua đời nhau" với Trái đất vào 19/4 sắp tới.

Theo trung tâm Minor Planet Center, "2014 JO25" nằm trong danh sách tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm (PHA). Theo tiêu chí xếp loại nguy hiểm của của danh sách này, bất cứ tiểu hành tinh nào lớn hơn 100m và bay gần Trái đất hơn 7.495.839 km đều bị liệt vào mức độ nguy hiểm.

Tuy vậy, các số liệu dự báo cho biết, tiểu hành tinh "2014 JO25" sẽ chỉ bay sượt qua Trái đất ở khoảng cách 1,8 triệu km., một khoảng cách an toàn.

Theo RT/Kienthuc

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.