Tiểu hành tinh đường kính gần 500 m sắp bay qua Trái Đất

Tiểu hành tinh kích thước lớn 2017 VR12 sẽ bay qua Trái Đất ở khoảng cách hơn 1,4 triệu km.

tieu hanh tinh duong kinh gan 500 m sap bay qua trai dat

Quỹ đạo bay của tiểu hành tinh 2017 VR12. Ảnh: Twitter.

Một tiểu hành tinh tên 2017 VR12 đường kính 488 m sẽ bay qua Trái Đất vào sáng sớm hôm 7/3, theo Newsweek. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xếp thiên thể này vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm".

Tuy nhiên, 2017 VR12 sẽ không vượt quá khoảng cách 1.448.410 km tính từ Trái Đất. Đây là khoảng cách an toàn và đủ gần để những người yêu thiên văn có thể quan sát thiên thể bằng kính viễn vọng tại gia.

Việc tính toán kích thước của một tiểu hành tinh ở khoảng cách lớn rất khó, nhưng các nhà nghiên cứu có thể ước tính. "Tiểu hành tinh này chỉ là một điểm sáng trên kính viễn vọng của chúng tôi. Chúng tôi không thể tính ra kích thước của nó theo cách đó", Paul Chodas, quản lý Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái Đất (CNEOS) tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, cho biết.

Các nhà thiên văn học có thể suy đoán kích thước của vật thể từ độ sáng của nó, nhưng phương pháp cho kết quả với sai số rất rộng. Một tiểu hành tinh nhỏ nhưng rất sáng có thể có độ sáng tương tự một thiên thể lớn nhưng tối hơn.

Từ hôm 2/3, các ước tính của JPL và Trung tâm Hành tinh nhỏ thuộc Liên đoàn Thiên văn học Quốc tế xếp đường kính của 2017 VR12 vào khoảng 149 - 488 m. Điều này có nghĩa tiểu hành tinh có thể dài hơn tòa nhà Empire State Building ở Mỹ có chiều cao 442 m. Ngay cả với ước tính nhỏ nhất, 2017 VR12 vẫn lớn hơn Đại kim tự tháp Giza cao 146 m ở Ai Cập.

Bắt đầu từ tuần này, các nhà thiên văn học sẽ theo dõi 2017 VR12 qua hệ thống radar Goldstone Solar System Radar trên sa mạc Mojave và Đài quan sát Arecibo ở Puerto Rico nhằm xác định chính xác kích thước, hình dáng và bề mặt của tiểu hành tinh. Họ cũng sẽ cố gắng chụp ảnh thiên thể, theo Chodas.

Theo Phương Hoa/VnExpress

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.