Tìm thấy nước trên hành tinh được đánh giá là "địa ngục" của vũ trụ

Có những hành tinh chắc chắn không thể duy trì sự sống. Nhưng thật kỳ lạ, nước lại tồn tại ở đó.

Năm 1995, các nhà thiên văn học lần đầu tiên tìm ra một hành tinh bên ngoài Thái dương hệ (exoplanet) có quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta. Hành tinh đó mang tên 51 Pegasi b, nằm cách Trái đất 51 năm ánh sáng.

51 Pegasi b được ví như một phiên bản cực nóng của sao Mộc - cũng là một hành tinh khí khổng lồ, nhưng vì quỹ đạo quá gần sao chủ nên có nhiệt độ cao một cách kinh khủng. Có điều, chính ở cái nơi địa ngục đó, các chuyên gia đã tìm ra nước.

tim thay nuoc tren hanh tinh duoc danh gia la dia nguc cua vu tru

Cụ thể, nhóm chuyên gia thuộc ĐH Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian đã xác định được trong bầu khí quyển của 51 Pegasi b có chứa hơi nước. Sử dụng kính thiên văn khổng lồ VLT tại Chile, họ quan sát quỹ đạo của hành tinh trong 4h đồng hồ (hành tinh này hoàn thiện quỹ đạo quanh sao chỉ trong vòng 101,5h thôi).

Bằng cách này, họ có thể nhìn được sự thay đổi quang phổ khi ánh sáng từ hành tinh tiến về Trái đất, từ đó xác định được bên trong bầu khí quyển của hành tinh có thứ gì. Và thứ họ tìm ra chính là những bằng chứng "rất rõ ràng của hơi nước" - theo lời Matteo Brogi thuộc ĐH Colorado - thành viên nhóm nghiên cứu.

tim thay nuoc tren hanh tinh duoc danh gia la dia nguc cua vu tru

51 Pegasi b trên thực tế không phải là hành tinh ngoài hệ đầu tiên được tìm thấy. Danh hiệu này thuộc về HD 114762 - một tinh cầu khí khổng lồ vào năm 1989.

Tuy nhiên, nghiên cứu này đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật phân tích quang phổ ánh sáng của các exoplanet, trong khi trước kia chỉ có thể dùng phương pháp qua mặt (transit method - ánh sáng từ một ngôi sao bị bẻ cong dưới trường hấp dẫn từ các hành tinh của nó).

Ngoài ra, nước là một trong những thành phần không thể thiếu của sự sống. Tất nhiên, 51 Pegasi b không thể nuôi dưỡng bất kỳ sự sống nào, nhưng tìm ra càng nhiều nước càng tốt đúng không?

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Astronomical.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.