Tìm thấy Trái đất phiên bản "vĩ đại" có khả năng nuôi dưỡng sự sống

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một hành tinh có thể nói là “bản sao lớn hơn” của Trái đất, với khả năng cao nuôi dưỡng được sự sống.

Một trong những dữ kiện hiện đang được dùng để tìm ra một hành tinh có thể nuôi dưỡng sự sống, đó là Trái đất của chúng ta. Các nhà khoa học đã và đang hướng đến những hành tinh có những đặc điểm tương đồng với Trái đất, vì cơ hội để tìm ra sự sống ở đó là lớn nhất.

Và mới đây, các chuyên gia đã tìm ra 2 hành tinh có rất nhiều nét tương đồng với chúng ta, và trong đó có 1 hành tinh mang khả năng nuôi dưỡng sự sống. Hành tinh mang số hiệu K2-18b và K2-18c.

tim thay trai dat phien ban vi dai co kha nang nuoi duong su song

Cụ thể, đây là nghiên cứu của nhóm chuyên gia từ ĐH Texas (Mỹ) và ĐH Montreal (Canada). Họ tìm thấy những exoplanet (hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời) có bề mặt đá giống như Trái đất.

Trước tiên, các chuyên gia tìm thấy K2-18b - một hành tinh với quỹ đạo phù hợp để duy trì nước dạng lỏng với sao chủ. Nhưng sau này, họ nhận ra K2-18b còn một "hàng xóm" khác nằm bên cạnh, với số hiệu K2-18c.

Theo nhóm nghiên cứu, K2-18b và 18c giống như một phiên bản phóng to của Trái đất vậy, dù khả năng chứa sự sống của K2-18c thấp hơn so với hàng xóm của mình, vì có thể nó quá nóng.

2 hành tinh có quỹ đạo xoay quanh K2-18, một ngôi sao lùn đỏ. Tuy nhiên tin buồn là 2 ứng viên nằm cách chúng ta quá xa, với khoảng cách lên tới 111 năm ánh sáng. Điều này có nghĩa rằng để đến được đây là chuyện không tưởng đối với thế hệ của chúng ta, và thậm chí là nhiều thế hệ nữa.

Để có được phát hiện này, các chuyên gia sử dụng dữ liệu của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu tại bán cầu nam (ESO). Số dữ liệu được thu thập từ đài quan sát La Silla của Chille, và phân tích dựa trên Harps (máy quang phổ dò tìm hành tinh).

tim thay trai dat phien ban vi dai co kha nang nuoi duong su song

Đài quan sát tại Chille

"Việc có thể đo lường được khối lượng và mật độ của K2-18b là rất khó, nhưng khám phá ra một exoplanet mới luôn đem lại trải nghiệm khác lạ" - trích lời Ryan Cloutier từ ĐH Montreal.

Khi mới tìm ra K2-18b, các chuyên gia đã phải xác định xem hành tinh này là một phiên bản lớn hơn của Trái đất, hay lại là một sao Hải Vương thu nhỏ (sao Hải Vương là một hành tinh khí). Muốn vậy, họ phải đo được khối lượng của hành tinh, và Harps sẽ giúp họ làm điều đó.

"Đo được khối lượng và bán kính, bạn sẽ tính được mật độ của hành tinh, và có thể biết nó được cấu tạo từ thứ gì" - Cloutier chia sẻ.

Kết quả, K2-18b có một bề mặt rắn, cùng bầu khí quyển khá dày đặc giống Trái đất, nhưng lớn hơn.

Theo nhóm nghiên cứu, K2-18b sẽ là một mục tiêu rất rõ ràng dành cho kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) của NASA trong năm 2019.

"Nếu kính James Webb được phóng lên, chúng ta có thể định vị rõ hơn bầu khí quyển của hành tinh này, và xem liệu hành tinh có nước hay không," - Cloutier nói thêm.

Còn theo đồng tác giả nghiên cứu là giáo sư René Doyon từ ĐH Montreal, James Webb sẽ là một món "hàng hot" đối với giới thiên văn. Nhu cầu sử dụng JWST sẽ rất lớn, nên họ cần lựa chọn thật kỹ càng mục tiêu nghiên cứu và quan sát khi đến lượt.

"K2-18b giờ đây là mục tiêu rõ ràng nhất, gần như đứng đầu danh sách."

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.