Tính năng mới gây tranh cãi trên TikTok

Tính năng tạo nhạc bằng AI mới của TikTok đang làm nổ ra những cuộc tranh cãi trên mạng xã hội, đặc biệt là trong giới nghệ sĩ.

Tính năng mới gây tranh cãi trên TikTok

Tính năng tạo nhạc bằng AI mới có thể khiến TikTok vướng vào các rắc rối pháp lý. Ảnh: Yahoo

Trong vài tuần gần đây, nền tảng video ngắn Tiktok đang thử nghiệm một tính năng mới có tên “AI Song”, cho phép người dùng tạo ra nhạc nền của riêng mình sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Một số video được đăng tải trên TikTok cho thấy người dùng chỉ cần nhập lệnh và yêu cầu AI viết lời cũng như tạo ra âm điệu cho bài hát thuộc đủ thể loại như Pop, Hip Hop, EDM...

Theo tiết lộ của một trong những video trên, tính năng mới này được hỗ trợ bởi mô hình ngôn ngữ AI mới có tên Bloom.

Sản phẩm được AI Song tạo ra thường có giọng hát lệch tông và lời bài hát kỳ quái. Ví dụ, một người dùng đã tạo ra bản nhạc EDM về việc chỉnh sửa video TikTok trên iPhone. Trong khí đó, người dùng khác lại tạo ra bài hát thể loại Pop về cách trộn bê tông.

Theo đại diện TikTok, tính năng này chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm và có thể được đổi tên trong tương lai. Công ty cũng cho biết AI Song sẽ kết hợp lời bài hát do AI tạo ra với âm nhạc có sẵn.

TikTok từng phải đối mặt với nhiều tranh cãi về nhạc do AI tạo ra. “Heart on my sleeve”, ca khúc với lời do AI viết và giọng hát cũng được mô phỏng bởi AI theo hai nghệ sĩ Drake và Weeknd, đã bị gỡ xuống khỏi Spotify và YouTube vì vấn đề bản quyền.

Vào tháng 11/2023, nghệ sĩ Bad Bunny cáo buộc một bài hát trên TikTok sử dụng giọng của anh được mô phỏng bởi AI.

“Những người ủng hộ bài hát này không xứng đáng là bạn tôi và không được chào đón tại các buổi hòa nhạc của tôi”, nghệ sĩ viết trên kênh WhatsApp dành cho người hâm mộ.

Nhiều công ty công nghệ đang gặp khó khăn trong việc đối phó với lượng lớn nội dung được tạo ra bởi AI. Hồi tháng 5/2023, nền tảng Spotify đã buộc phải xóa hàng chục nghìn bản nhạc được tạo bằng các công cụ do công ty AI Boomy phát triển.

TikTok cũng cố gắng hạn chế sự lan truyền của nội dung của trí tuệ nhân tạo. Cuối năm 2023, nền tảng video ngắn đã đưa ra quy tắc mới yêu cầu người dùng gắn nhãn nội dung do AI tạo ra.

“Chúng tôi cam kết tôn trọng quyền của cả nghệ sĩ và đối tác cũng như của các nhà sáng tạo nội dung của chúng tôi, đồng thời bảo vệ tác phẩm của họ khỏi bị lạm dụng trên nền tảng”, đại diện của TikTok khẳng định.

Theo Znews

Đọc thêm

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Chiếc smartphone 5G nhỏ nhất thế giới

Unihertz, thương hiệu chuyên sản xuất những chiếc smartphone độc lạ vừa gây quỹ cho điện thoại 5G nhỏ nhất thế giới có tên Jelly Max. Máy sở hữu màn hình LCD 5,05 inch, độ phân giải 720 x 1.520 với thiết kế nốt ruồi cho camera trước.
"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

DJ Dex là một nữ DJ đặc biệt, tuy cô tham gia biểu diễn tại rất nhiều show âm nhạc vòng quanh thế giới, diện nhiều bộ trang phục mới và chia sẻ về sở thích của mình trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cô không có thật.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.