Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đến Hà Nội, bắt đầu thăm Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân đến sân bay Nội Bài, Hà Nội sáng nay, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith diễn ra ngày 10-13/9, theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân. Ông Thongloun Sisoulith là lãnh đạo đảng, nhà nước nước ngoài đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì đón trên cương vị Tổng Bí thư.

Tham gia đoàn đại biểu cấp cao Lào có Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany, Thủ tướng Sonexay Siphandone, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Chansamone Chanyalath cùng nhiều quan chức khác.

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các quan chức khác đã đón đoàn tại sân bay.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: TTXVN

Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith dự kiến hội đàm, hội kiến, gặp gỡ các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam, các cựu chuyên gia quân sự Việt Nam từng giúp đỡ Lào và lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Ông Thongloun Sisoulith cũng sẽ thăm một số cơ sở kinh tế, di tích lịch sử và văn hóa.

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh qua chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định sự coi trọng đặc biệt đối với quan hệ Việt Nam - Lào.

Người dân Hà Nội, cán bộ nhân viên Đại sứ quán và lưu học sinh Lào chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại sân bay Nội Bài. Ảnh: TTXVN
Người dân Hà Nội, cán bộ nhân viên Đại sứ quán và lưu học sinh Lào chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tại sân bay Nội Bài. Ảnh: TTXVN

Việt Nam - Lào thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1962. Việt Nam là một trong những nhà đầu tư, đối tác thương mại lớn nhất của Lào, hiện có 256 dự án đầu tư tại Lào với tổng vốn 5,5 tỷ USD, vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt 2,8 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm, có 6 dự án được cấp phép mới với vốn đầu tư đạt 36,7 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2023.

Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào năm 2023 đạt 1,6 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai nước đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Hai bên đang triển khai Biên bản ghi nhớ giữa hai chính phủ về việc phát triển các dự án thủy điện tại Lào và mua bán giữa hai nước, theo đó Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 3.000 MW điện từ Lào đến năm 2025 và 5.000 MW đến năm 2030.

Việt Nam dành cho Lào khoảng hơn 1.000 học bổng mỗi năm và đến nay có khoảng hơn 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại hơn 170 cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Chuyến thăm của của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào diễn ra gần hai tháng sau khi Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước Lào ngày 11-12/7, khi đó là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông ở cương vị Chủ tịch nước. Hai bên đã tái khẳng định chính sách nhất quán là luôn coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.