Trạm không gian 9,5 tấn của Trung Quốc rơi xuống Trái Đất vài ngày tới

Trạm không gian có tên Tiangong-1 sẽ rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất vào khoảng ngày 1/4, vỡ tan nhưng ít có khả năng gây nguy hại đến con người.

Trung Quốc đưa trạm không gian Tiangong-1 (Thiên cung 1) lên bầu trời vào năm 2011. Trạm vũ trụ nặng 9,4 tấn này bay xung quanh Trái Đất mà không có phi hành gia người Trung Quốc nào bên trong. Đến tháng 3/2016, Trung Quốc cho hay họ đã mất liên lạc với Tiangong-1 sau khi nó “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”.

Tiangong-1 có thể rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất vào khoảng ngày 1/4, theo dự đoán của Aerospace Corp, một tổ chức nghiên cứu không gian phi lợi nhuận.

tram khong gian 9 5 tan cua trung quoc roi xuong trai dat vai ngay toi

Hình ảnh mô phỏng trạm không gian Tiangong-1 rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất. Ảnh: Health Thoroughfare.

Không ai biết chính xác Tiangong-1 sẽ rơi xuống vị trí nào nhưng khả năng rất cao đó sẽ là đại dương. Theo tính toán, khả năng trúng giải jackpot Powerball của một người còn cao hơn 1 triệu lần so với việc bị mảnh vỡ của Tiangong-1 rơi trúng.

Khó dự đoán vị trí

Để quay quanh Trái Đất ở độ cao 400 km, bất cứ con tàu nào phải đạt tốc độ khoảng hơn 28.000 km/h, đồng nghĩa con tàu này quanh hết một vòng Trái Đất mỗi 90 phút. Ngay cả ở độ cao này, những con tàu như Tiangong-1 vẫn bị hút về Trái Đất. Nếu không tăng tốc độ thường xuyên để điều chỉnh quỹ đạo, nó sẽ chậm lại và rơi xuống.

“Trên 100 km, tầng khí quyển mỏng hơn rất nhiền. Bạn không thể sống sót nhưng nó vẫn đủ dày để làm bạn chậm lại”, Jesse Gosner, giảng viên trường vận hành không gian của không lực Mỹ chia sẻ.

“Giống như một trò chơi đoán chữ, không có cách nào đề biết nó sẽ rơi xuống đâu”. Thậm chí, ở thời điểm sát ngày nó rơi xuống, việc dự đoán vẫn chênh lệch trong khoảng 6 ngày. Nó có thể rơi sớm nhất vào ngày 29/3 và muộn nhất vào ngày 4/4.

Gossner nói sự không chắc chắn này là do bản chất của bầu khí quyển Trái Đất và tốc độ rơi của vật thể. “Bạn đã thử ném một hòn đá xuống hồ chưa? Nó sẽ nảy vài lần, sau đó rơi xuống nước”. Trạm không gian Tiangong-1, theo Gossner, cũng giống như hòn đá đó.

tram khong gian 9 5 tan cua trung quoc roi xuong trai dat vai ngay toi

Mô phỏng tàu vũ trụ ATV rơi xuống, bốc cháy và vỡ ra từng phần khi chạm vào bầu khí quyển Trái Đất. Ảnh: Ducros.

“Nó có thể ‘nảy’ vài lần trên bầu khí quyển vì di chuyển với tốc độ quá nhanh”, ông nói. “Nếu nó chạm vào một bề mặt mềm, nó sẽ giống như hòn đá nảy trên mặt nước. Nhưng nó cũng có thể rơi thẳng và chìm thẳng xuống”.

“Ngay cả khi bạn biết chính xác vị trí nó va chạm với bầu khí quyển, các mảnh vụn và đồ đạc bên trong cũng sẽ văng ra với phạm vi rất rộng. Đây thực sự là một trò chơi đoán chữ. Không có cách nào biết được nó sẽ rơi ở đâu”.

Khả năng rơi cao nhất ở đâu?

Tiangong-1 nhiều khả năng sẽ rơi xuống biển, bởi nước bao phủ 71% bề mặt Trái Đất. Thực tế, các cơ quan vũ trụ thường cố gắng lái quỹ đạo của những con tàu không gian lớn để nó rơi xuống Thái Bình Dương bởi đây là khu vực lớn và ít có khả năng gây nguy hại nhất.

Một vài mảnh vỡ của chiếc tàu không gian này vẫn có khả năng rơi vào đất liền vì vụ va chạm với bề mặt Trái Đất tạo ra rất nhiều mảnh vỡ, với quỹ đạo di chuyển khó lường.

tram khong gian 9 5 tan cua trung quoc roi xuong trai dat vai ngay toi

Các điểm màu vàng là nơi mảnh vỡ của Tiangong-1 có khả năng rơi xuống cao nhất.

Mặc dù vậy, các chuyên gia giữ vững quan điểm trạm không gian của Trung Quốc gần như không thể rơi xuống khu vực có dân cư.

“Không gì là không thể nhưng từ khi kỷ nguyên không gian bắt đầu, mới chỉ có một người phụ nữ bị thương ở vai do mảnh vỡ từ không gian rơi xuống”, Ailor của Aerospace nói.

Trong trường hợp có một mảnh titanium, một chiếc máy tính hay mảnh vỡ nào đó rơi xuống mái hoặc cửa sổ ngôi nhà, họ sẽ nhận được đền bù thỏa đáng, theo luật không gian quốc tế. “Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ làm bị thương hoặc có tài sản bị phá hoại”, đại diện của NASA chia sẻ.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
5G đang thay đổi thế giới ra sao?

5G đang thay đổi thế giới ra sao?

Kể từ khi 5G được vận hành thương mại đầu tiên tại Hàn Quốc và Trung Quốc năm 2019, thế giới đã chi hàng tỷ USD xây dựng và ứng dụng mạng di động này.
Dùng 5G có "tốn" hơn 4G?

Dùng 5G có "tốn" hơn 4G?

Với giá cước cao hơn gấp đôi, đổi lại, tốc độ mạng 5G nhanh hơn nhiều lần so với 4G. Dung lượng nhận được cũng nhiều hơn gấp 8 lần.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.