Trên 9 triệu lượt địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng "máy tính ma"

Trong quý 1/2018, có trên 9 triệu lượt địa chỉ IP (Internet Protocol-giao thức Internet) của Việt Nam tiếp trong các mạng botnet (máy tính ma) lớn trên thế giới.

tren 9 trieu luot dia chi ip viet nam nam trong cac mang may tinh ma

Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Thông tin trên được Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đưa ra trong văn bản đôn đốc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Theo cơ quan quản lý, thời gian gần đây tình hình tấn công mạng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, tấn công mạng tăng mạnh về quy mô, số lượng cũng như mức độ nguy hiểm.

Cụ thể, tháng 12/2017 là vụ lộ lọt dữ liệu liên quan đến các địa chỉ thư điện tử trong đó có 1.056 địa chỉ thư điện tử có tên miền .gov.vn, 806 địa chỉ thư điện tử của các ngân hàng.

Tới cuối tháng Một, xuất hiện chiến dịch tấn công lừa đảo (với trên 1.000 trang giả mạo) nhằm thu thập thông tin cá nhân của người dùng thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri ân cho khách hàng.

Ngày 18/4, Cục An toàn thông tin cũng đã phát hiện ít nhất 20 trang lừa đảo thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Ngoài ra, đầu tháng 4/2018, có nhiều cuộc tấn công mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới lợi dụng nhóm lỗ hổng trên các thiết bị router/switch. Tại Việt Nam có trên 1.000 thiết bị có khả năng bị ảnh hưởng…

Đặc biệt trong quý 1 có ít nhất 1.422 cuộc tấn công mạng và các hệ thống thông tin của Việt Nam (trong đó có 911 cuộc tấn công lừa đảo, 303 cuộc tấn công cài đặt phần mềm độc hại và 128 cuộc tấn công thay đổi giao diện).

Theo Cục An toàn thông tin, tình hình tấn công mạng diễn ra phức tạp, đặc biệt trong khoảng thời gian diễn ra các sự kiện lớn của đất nước và những dịp nghỉ lễ. Bởi vậy, nhằm bảo đảm an toàn thông tin trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đơn vị này yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ động rà soát các điểm yếu, lỗ hổng trên hệ thống; tăng cường triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin.

Bên cạnh đó, theo đơn vị này, cần tăng cường theo dõi, giám sát chủ động phát hiện sớm các nguy cơ, dấu hiệu tấn công mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, cử cán bộ kỹ thuật trực theo dõi, giám sát liên tục hệ thống trong kỳ nghỉ.

Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu của các chiến dịch tấn công mạng, người dân cần thông báo về cơ quan chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam) để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.

Theo vietnamplus

Đọc thêm

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

DJ Dex là một nữ DJ đặc biệt, tuy cô tham gia biểu diễn tại rất nhiều show âm nhạc vòng quanh thế giới, diện nhiều bộ trang phục mới và chia sẻ về sở thích của mình trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cô không có thật.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.