(Baohatinh.vn) - Nghề làm trống Bắc Thai (xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) từ lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm bền đẹp, tiếng kêu tròn vang. Điều lý thú ở làng trống này là những người làm nghề đều mang họ Bùi, nhiều hộ gia đình đã có 3 - 4 thế hệ cùng làm trống...
Tuy chưa được công nhận là làng nghề truyền thống nhưng Bắc Thai luôn tự hào về những chiếc trống chất lượng cao được làm bởi những người thợ lành nghề. Vào dịp tháng 7 âm lịch và sắp đến ngày khai giảng, trống Bắc Thai được nhiều dòng họ mua phục vụ tế tổ, trường học đặt đón mùa tựu trường..., khiến hoạt động sản xuất nhộn nhịp hơn hẳn.
Việc quan trọng đầu tiên để ra được một chiếc trống hoàn chỉnh đó là chọn da. "Nghệ nhân" Bùi Văn Tráng tiết lộ: “Miếng da tốt cũng phụ thuộc vào chú bò. Bò phải già, thịt nạc và ít mỡ, đặc biệt miếng da lúc mua không được rách. Muốn tiếng trống tròn và vang thì mua về cần bào thật kỹ, thật khéo”
Sau khi được bào và ngâm nước để khử mùi, da bò cần được phơi nắng để khô bằng cách dùng dây xâu qua những cái lỗ nhỏ đã khoét vòng trên miếng da.
Gỗ mít là nguyên liệu chính làm tang trống. Tùy theo loại trống cần làm mà người thợ mới dùng máy để cưa các thanh gỗ với độ cong, độ dẻo khác nhau. Đây cũng là giai đoạn cần kĩ thuật cao bởi các thanh gỗ cần có sự đồng đều đến mức lúc ghép lại đổ nước cũng không bị chảy ra.
Vào ngày nắng to, gỗ chỉ cần phơi 3-4 ngày nhưng vào những ngày thời tiết nắng mưa thất thường như thời điểm hiện tại, phải mất nhiều thời gian hơn, đồng thời luôn cẩn trọng thu gỗ vào để tránh những cơn mưa bất chợt.
Trang trí là công đoạn cuối cùng để có được một chiếc trống hoàn thiện. Bình thường, những chiếc trống sẽ được vẽ khá đơn giản nhưng nếu là trống cho ngày khai trường hay mùa lễ hội thì sẽ được trang trí thêm các hoa văn thêm hấp dẫn, sinh động.
Trống Bắc Thai được bán ở rất nhiều nơi nhưng chủ yếu ở chợ tỉnh. Ngoài ra, nhiều đền chùa hay trường học cũng trực tiếp đặt làm mới cũng như sửa trống cũ ngay tại làng. Nghề làm trống cho thu nhập khá cao khi nhu cầu của xã hội ổn đinh, mỗi hộ có thể đạt từ 120-150 triệu đồng/năm.
Nghề làm trống không những mang lại công ăn việc làm mà còn là niềm tự hào của người dân xóm Bắc Thai. Dù chưa thật ổn định trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm nhưng các hộ gia đình làm trống vẫn quyết giữ nghề và truyền lại cho các thế hệ sau.
Ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách về đền Chợ Củi (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) du xuân, chiêm bái cầu cho một năm mới mưa thuận gió hoà, sức khoẻ, bình an.
Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Táo Quân 2025 sau khi phát sóng trên VTV đã nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả. Theo đó, đa phần dành lời khen ngợi cho chương trình vì khai thác các vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội.
Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Khoảnh khắc cô cháu nhỏ cùng ông ngoại đi chợ Tết ở Hà Tĩnh đã mang đến một hình ảnh bình dị, thân thương, khiến cộng đồng mạng "thổn thức" nhớ về những kỷ niệm xưa cũ.
Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh và đón nhận bằng vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã để lại nhiều dư âm tốt đẹp. Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu những chia sẻ của nhà văn Đức Ban - tác giả kịch bản “Trăm năm ngàn năm Hải Thượng Lãn Ông”.
Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Từ những chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm, ngày Tết Ất Tỵ của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) rộn ràng, ấm cúng hơn.
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - "Bộ tứ báo thủ" - không "nặng đô" như "Mai" và có thể thua về doanh thu.
Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Đại sứ các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh để mừng năm mới Ất Tỵ.
Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Linh vật rắn chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 tại chùa Phổ Độ (xã Hộ Độ, TP Hà Tĩnh) được các nghệ nhân hoàn thành trong 1 tháng với tạo hình thú vị, hấp dẫn du khách tham quan.
Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.
Mỗi chiếc xe phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1954-1969 là một bảo vật, là một câu chuyện lịch sử lưu giữ giá trị đặc biệt sâu sắc đối với quốc gia, dân tộc và tình cảm hữu nghị quốc tế.
Chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” với những tiết mục hết sức đặc sắc đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia và đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.