Trung Quốc với cuộc đại cách mạng công nghệ vượt Mỹ

Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC - Quốc hội) khóa 13 của Trung Quốc khai mạc kỳ họp thường niên vào ngày 5/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Trung Quốc với cuộc đại cách mạng công nghệ vượt Mỹ

Trung Quốc sẽ tự sản xuất chip,

Dự kiến, Trung Quốc sẽ thảo luận, thông qua kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ 14 (giai đoạn 2021-2025), với điểm nhấn quan trọng là giảm phụ thuộc vào phương Tây đối với các cấu thiết yếu như chip vi tính và đặt cược vào các công nghệ đang nổi như công nghệ sinh học hay năng lượng hydrogen.

Nỗ lực huy động hàng nghìn tỉ USD có thể đưa Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới ngay trong thập kỉ này, đồng thời hoàn tất mục tiêu ông Tập đưa ra về thiết lập vị thế siêu cường cho Trung Quốc.

Giới chức Trung Quốc dự kiến công bố mục tiêu tiến kịp hoặc vượt Mỹ dành 3% GDP cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Dòng tiền sẽ tăng cường cho hoạt động nghiên cứu do nhà nước bảo trợ, tập trung vào những lĩnh vực mà Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tuyên bố thuộc diện ưu tiên như năng lượng hydrogen, xe điện, siêu máy tính…

Điểm quan trọng nhất trong phiên họp thường niên kéo dài một tuần này là việc công bố thông tin chi tiết về chiến lược dài hạn nhằm phát triển 30 công nghệ mà Bắc Kinh hiện chưa tự chủ sản xuất, từ thiết bị chế tạo chip cho tới hệ thống vận hành điện thoại thông minh, hay phần mềm thiết kế máy bay.

Một lĩnh vực chủ đạo Trung Quốc đang dồn nỗ lực vươn lên chính là công nghệ chip, nơi các công ty hàng đầu của Trung Quốc vẫn bị xem là đi sau các đối thủ toàn cầu khoảng 5 năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ đề ra các giải pháp tăng cường nguồn lực cho công nghệ bán dẫn, xem ngành này thuộc diện ưu tiên đặc biệt như Trung Quốc đã từng dồn nguồn lực cho phát triển năng lực nguyên tử trước đây.

Cách đây vài ngày, tờ báo Nhật Bản Nikkei đưa tin, các nhà buôn thiết bị Trung Quốc đang ồ ạ tìm cách thu mua các thiết bị phục vụ ngành sản xuất chip đã qua sử dụng tại Nhật Bản. Việc ồ ạt thu mua khiến giá mặt hàng máy chế tạo chip cũ đã tăng 20% so với năm ngoái. Giá thiết bị lõi, chẳng hạn như hệ thông in thạch bản, thậm chí còn tăng gấp 3 lần.

Theo tờ báo này, máy móc đời cũ không bị cấm theo lệnh trừng phạt của Mỹ nên tạo ra “kẽ hở” cho phía Trung Quốc.

Đây cũng có thể chính là những “nền tảng” cho công nghệ sản xuất chip của Trung Quốc cho những năm tới bên cạnh việc chi tiền cho các nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước này.

Trước khi lệnh cấm có hiệu lực, Trung Quốc cũng đã tận thu những sản phẩm chip cần thiết khiến nhu cầu về chip trên toàn cầu tăng mạnh.

Khi Trung Quốc không còn được tiếp cận các công nghệ Mỹ với tấm vi mạch 300mm, loại chip này được làm từ các tấm vi mạch 200mm bằng các thiết bị đời cũ lại trở thành xu thế ngày nay.

“Những chiếc máy về cơ bản là vô giá trị vài năm trước đây, hiện được bán với giá 100 triệu yen (khoảng 940.000 USD)”, một nhà buôn thiết bị cũ hé lộ. Trong các dây chuyền sản xuất, những cỗ máy từ 20 – 30 năm vẫn đang hoạt động.

Không ít nhà chế tạo máy sản xuất chip nhìn nhận sự hồi sinh của các dòng máy cũ như một cơ hội kinh doanh. Canon là một ví du. Lần đầu tiên sau 9 năm, hãng này sẽ lại sản xuất thiết bị in thạch bản cho vi mạch 200mm.

Đây là một ví dụ mạnh mẽ cho thấy tầm phủ sóng của các công nghệ và nhà phân phối thiết bị công nghệ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu thế nào. Một khi các nhà sản xuất Trung Quốc không được tiếp cận công nghệ mới, họ đã khiến các nhà sản xuất khác phải thích ứng với công nghệ cũ bởi không có đủ nguồn lực để chờ đợi và mua các linh kiện đắt đỏ của Mỹ.

Trung Quốc với cuộc đại cách mạng công nghệ vượt Mỹ

Mỹ muốn đánh bật Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng linh kiện điện tử.

Hiện Mỹ đang tìm cách tập hợp, lôi kéo đồng minh để chặn đứng tham vọng của Trung Quốc, bằng cách không cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ then chốt đồng thời nâng cao khả năng tự chủ nguồn cung của Mỹ, đồng minh đối với nhiều mặt hàng chiến lược.

Tuần trước, Tổng thống Joe Biden ra tuyên bố tiến hành rà soát tổng thể chuỗi cung đối với sản phẩm bán dẫn, thiết bị y tế, đất hiếm, pin ô tô điện hiệu xuất cao, nằm trong kế hoạch tổng thể để đưa Mỹ vượt lên trước Trung Quốc, trong đó có gói chi tiêu 2.000 tỉ USD của chính quyền Joe Biden vào hạ tầng.

Dẫu vậy, nỗ lực của ông Biden vẫn đang gặp khó khi ngay cả châu Âu cũng nhận thấy tiềm lực hợp tác rộng mở với Bắc Kinh. Với một quốc gia rộng lớn và dân số trong độ tuổi lao động đông đúc, Trung Quốc đang biến mình thành công xưởng của thế giới và đó là điều hấp dẫn mà các nhà buôn từ phương Tây không thể bỏ qua.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.