Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

(Baohatinh.vn) - Chiều 9/5, tại TP Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học, thực tiễn tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW, ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư (Khóa X) “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đồng chủ trì.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Cùng dự còn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải và đại diện lãnh đạo ban tuyên giáo 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng của Hà Tĩnh thời gian qua; những kết quả quan trọng sau 10 năm thực hiện Quyết định 185 tại Hà Tĩnh.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng: Nên thực hiện việc nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT cấp huyện, không sáp nhập TTBDCT với ban tuyên giáo cấp huyện

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định vai trò quan trọng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (TTBDCT) trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ cốt cán các cấp, tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, đơn vị; qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cũng phân tích một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời mong muốn Ban Bí thư sớm tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW nhằm đánh giá kết quả, hạn chế, kịp thời sửa đổi, bổ sung nội dung phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, tổ chức hội thi, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và giảng viên kiêm chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đào tạo, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại TTBDCT cấp huyện hợp lý hơn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, nên thực hiện việc nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT cấp huyện, không sáp nhập TTBDCT với ban tuyên giáo cấp huyện.

Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 185, Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị (Ban Tuyên giáo Trung ương) Mai Yến Nga thông tin: Thời gian qua, các TTBDCT cấp huyện đã thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ; quan tâm, xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tăng cường cơ sở vật chất... góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bình quân mỗi năm học, các trung tâm trong cả nước mở được 74.156 lớp với hơn 3 triệu học viên tham gia.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị (Ban Tuyên giáo Trung ương) Mai Yến Nga: Bình quân mỗi năm học, các TTBDCT trong cả nước mở được 74.156 lớp với hơn 3 triệu học viên tham gia

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có lúc chưa tương xứng với vị trí, chức năng của trung tâm và yêu cầu về công tác cán bộ hiện nay. Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều trung tâm còn thiếu biên chế, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu dạy, học và nghiên cứu khoa học...

Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, các đại biểu đã phân tích những hạn chế trong quá trình thực hiện Quyết định 185; chia sẻ kinh nghiệm quý, cách làm hay, đặc biệt là thảo luận những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của TTBDCT cấp huyện.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Văn Hiệp: Cần cập nhật kịp thời, đầy đủ các tài liệu, giáo trình để đảm bảo tính thời sự, thống nhất; bên cạnh đó, phải chủ động trong chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức theo tinh thần nghị quyết đại hội, không nên quá bị động, phụ thuộc tài liệu từ trung ương.

Đại biểu cũng kiến nghị cần tổ chức biên soạn, bổ sung, cập nhật kiến thức, hoàn thiện giáo trình đảm bảo tính thời sự; thống nhất chỉ một cơ quan chủ quan phụ trách TTBDCT là cấp ủy. Đại biểu cũng cho rằng, Trung ương cần sớm ban hành mô hình trung tâm chuẩn; thống nhất trong mẫu giấy chứng nhận; thống nhất việc cấp kinh phí hoạt động cho các trung tâm.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Nghĩa: Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của TTBDCT cấp huyện theo hướng là đơn vị trực thuộc huyện ủy nhằm giải quyết một số chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên, nhất là đối với cán bộ hành chính của trung tâm; cần tăng biên chế giảng viên chuyên trách tại TTBDCT cấp huyện.

Kết luận tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định vai trò quan trọng của các TTBDCT cấp huyện trong công tác giáo dục chính trị ở cơ sở, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống, phát huy dân chủ, giữ vững đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Vụ trưởng Vụ lý luận Chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa: Đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng năng lực, quan tâm chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ ở TTBDCT cấp huyện.

Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng năng lực, quan tâm chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ ở TTBDCT cấp huyện. Vụ Lý luận chính trị sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu từ đó báo cáo, tham mưu hiệu quả các kiến nghị, đề xuất của đại biểu trước lãnh đạo Ban Bí thư Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hà Tĩnh hiện có 13 TTBDCT huyện, thị, thành phố, trong đó 12/13 đơn vị đã xây dựng và thực hiện nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT.

10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức mở được 11 loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn với tổng số 6.123 lớp với hơn 817.825 lượt học viên; phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú tổ chức 39 lớp tập huấn, bồi dưỡng với gần 5.000 học viên tham gia.

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).