Từ 2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Theo quy định mới ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.

Kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản (Ảnh minh họa: Getty).
Kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản (Ảnh minh họa: Getty).

Ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Cụ thể, tại Điều 8 Thông tư 50/2024/TT-NHNN về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành ngân hàng vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành có các yêu cầu và quy định về phần mềm ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) như sau:

- Phải được đăng ký và quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động và hướng dẫn cài đặt rõ ràng trên trang tin điện tử từ đơn vị để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Mobile Banking.

Trường hợp vì lý do khách quan mà phần mềm ứng dụng Mobile Banking không được đăng ký và quản lý tại kho ứng dụng chính thức của hãng cung cấp hệ điều hành cho thiết bị di động, đơn vị phải có phương thức hướng dẫn, thông báo, hỗ trợ cài đặt phần mềm ứng dụng Mobile Banking bảo đảm an toàn, bảo mật cho khách hàng và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Cục Công nghệ thông tin) trước khi cung cấp dịch vụ.

- Phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngược mã nguồn.

- Có biện pháp bảo vệ, chống can thiệp vào luồng trao đổi dữ liệu trên ứng dụng Mobile Banking và giữa ứng dụng Mobile Banking với máy chủ cung cấp dịch vụ Online Banking.

- Triển khai các giải pháp nhằm phòng, chống, phát hiện các hành vi can thiệp trái phép vào ứng dụng Mobile Banking đã cài đặt trong thiết bị di động của khách hàng.

- Không cho phép chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập.

- Đối với khách hàng cá nhân, phải có chức năng kiểm tra khách hàng khi khách hàng truy cập lần đầu hoặc khi khách hàng truy cập trên thiết bị khác với thiết bị đã truy cập phần mềm ứng dụng Mobile Banking lần gần nhất.

Thông tư 50/2024/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2025. Như vậy, kể từ thời điểm này, các ứng dụng ngân hàng sẽ không còn được trang bị tính năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng).

Người dùng ảnh hưởng ra sao?

Trên thực tế, sự thay đổi này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến người dùng.

Hiện các ứng dụng ngân hàng đều cho phép khách hàng đăng nhập thông qua tính năng sinh trắc học trên smartphone (cảm biến vân tay đối với smartphone Android hay gương mặt FaceID đối với iPhone).

Điều này giúp người dùng có thể đăng nhập nhanh vào ứng dụng ngân hàng mà không cần phải nhập mật khẩu đăng nhập.

Trong một vài trường hợp, các ngân hàng yêu cầu người dùng phải thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản và ứng dụng sau một khoảng thời gian nhất định (6 tháng hoặc một năm) để tăng cường bảo mật. Lúc này, người dùng mới cần phải dùng đến mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng.

Để đặt mật khẩu mạnh, người dùng nên tuyệt đối tránh các thông tin cá nhân (như địa chỉ, ngày sinh) và các từ khóa thông dụng (như abcd, 1234...), nên đặt tối thiểu 12 ký tự trong đó bao gồm chữ, số, chữ viết hoa và các ký tự đặc biệt như !@#$%^... Đề phòng bạn có thể quên, mật khẩu nên ghi ra giấy và cất giữ vào nơi an toàn, bí mật.

Việc ứng dụng ngân hàng không có chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản sẽ giúp tăng cường bảo mật, giảm nguy cơ tin tặc có thể xâm nhập vào smartphone và lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng lưu trên thiết bị, từ đó xâm nhập trái phép vào tài khoản.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.
BlackBerry sắp trở lại

BlackBerry sắp trở lại

Một công ty Trung Quốc muốn hồi sinh mẫu smartphone BlackBerry Classic (Q20) với hệ điều hành Android và trang bị phần cứng hiện đại.
AI có hại cho trẻ em?

AI có hại cho trẻ em?

Trong bối cảnh AI tạo sinh ngày càng dễ tiếp cận, các chuyên gia và phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn về tác động của chatbot AI lên tâm lý trẻ em.
Hồi chuông báo động cho Apple

Hồi chuông báo động cho Apple

Sự kết hợp giữa OpenAI, cha đẻ ChatGPT và bậc thầy thiết kế Jony Ive trong việc tạo ra một thế hệ thiết bị AI mới khiến cách tiếp cận của Apple bị đặt dấu hỏi.
iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?

Dựa vào chính sách thuế thay đổi liên tục, xu hướng giá của các đời máy trước, iPhone 17 có thể là chiếc iPhone đắt nhất từ trước đến nay.
Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Viettel đấu giá thành công băng tần 700 MHz

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối tần B2 – B2’ của băng tần 700MHz trong vòng 15 năm tới.