Uống rượu sẽ tác động đến hệ miễn dịch như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Tiêu thụ rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, gây tổn hại cho phổi và ruột cũng như làm suy yếu các tế bào có chức năng miễn dịch.

1. Uống rượu ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào?

Khi người bệnh nhiễm virus, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch để tiêu diệt tác nhân lạ gây bệnh. Hệ thống miễn dịch càng khỏe mạnh, cơ thể càng nhanh chóng loại bỏ virus và phục hồi nhanh chóng sau khi mắc bệnh.

Tuy nhiên, rượu có thể cản trở hoạt động của hệ miễn dịch và làm suy yếu khả năng bảo vệ cơ thể trước vi khuẩn có hại. Ví dụ, rượu gây tổn thương cho các tế bào miễn dịch và những sợi lông mịn có chức năng loại bỏ các tác nhân gây bệnh trong phổi. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tiêu thụ rượu là một trong các yếu tố nguyên nhân dẫn đến các bệnh phổi nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp cấp tính ở người lớn (ARDS) và các bệnh phổi khác như viêm phổi, bệnh lao và virus hợp bào hô hấp.

Khi vi khuẩn ngoại lai xâm nhập, cơ thể con người sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt.

Tương tự, nếu người bệnh uống quá nhiều rượu, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bị phá huỷ. Khi cơ thể không thể loại bỏ mầm bệnh, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

2. Đồ uống có cồn làm gián đoạn các chức năng khác của cơ thể

Đồ uống có cồn gây khó khăn cho cơ thể trong việc thực hiện các chức năng quan trọng khác, ví dụ như khả năng chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, tiêu thụ đồ có cồn còn làm giảm khả năng thực hiện các chức năng quan trọng khác của cơ thể, trong đó có thể kể đến khả năng chống lại bệnh tật. Khi uống rượu, cơ thể sẽ ưu tiên phân giải rượu trước vì cơ thể không thể lưu trữ rượu như carbohydrate và chất béo. Vì vậy, cơ thể phải gửi rượu đến gan ngay để chuyển hóa.

Những người ngủ ít hơn 7 giờ một ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người ngủ đủ 8 giờ một ngày.

Không chỉ vậy, đồ uống có cồn còn làm giảm chất lượng giấc ngủ. Khi ngủ không đủ giấc, người tiêu thụ rượu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người ngủ ít hơn 7 giờ có nguy cơ cảm lạnh cao gấp ba lần so với những người ngủ đủ 8 giờ.

3. Uống rượu bao nhiêu được gọi là nhiều?

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin rõ ràng cho câu hỏi uống bao nhiêu rượu là quá nhiều và lúc nào tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu quá mức có thể gây ra tác động lớn đến hệ thống miễn dịch.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức độ cao (khoảng 14 ly mỗi tuần hoặc hơn 5 đến 6 ly mỗi lần) gây ức chế hệ thống miễn dịch và việc lạm dụng rượu tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, cũng đã có bằng chứng cho thấy ngay cả một lượng rượu nhỏ cũng có thể có tác động đến hệ thống miễn dịch. Vì vậy các nhà nghiên cứu khuyến cáo đồ uống có cồn không nên được tiêu thụ nhiều hơn 2 lần mỗi tuần và chỉ nên uống 2-3 ly mỗi lần, đặc biệt là các đối tượng mắc bệnh tim hoặc tiểu đường.

4. Các phương pháp giúp hạn chế rượu bia

4.1 Tập thể dục

Dù có thể đem lại nhiều khó khăn trong thời gian đầu nhưng việc luyện tập thường xuyên giúp người thực hiện kiểm soát cảm xúc và giải tỏa căng thẳng.

4.2 Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Nếu gặp khó khăn khi cai nghiện rượu bia, mọi người nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia như bác sĩ trị liệu. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề như rượu ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào, từ đó hướng dẫn từng bước một để quá trình thêm hiệu quả.

4.3 Thay đổi thói quen uống rượu một cách chậm rãi

Nếu không trong tình trạng phụ thuộc rượu bia nghiêm trọng, hãy thực hiện thay đổi bằng cách đặt mục tiêu giảm dần lượng rượu mỗi lần uống, mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.

Nhìn chung, rượu ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và đem lại nhiều tác hại cho cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, mọi người nên hạn chế uống rượu để đảm bảo sức khỏe. Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên uống quá hai đến ba lần mỗi tuần và đặc biệt, những người có yếu tố nguy cơ như bệnh tim hoặc tiểu đường nên uống ít hơn nữa hoặc tốt nhất là kiêng rượu hoàn toàn.

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Hà Phương - Bác sĩ Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói