Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

(Baohatinh.vn) - Tại trung tâm TP Hồ Chí Minh nhộn nhịp, sôi động, nhiều căn nhà chỉ rộng từ 2 đến chưa đầy 7 mét vuông nhưng là chỗ sinh hoạt của 2 đến 7 người. Họ chấp nhận cuộc sống bất tiện vì kế sinh nhai hoặc vì không thể có sự lựa chọn nào khác.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Kha Tú Ngọc và chồng mình, ông Phạm Huy Đức, ăn cơm bên trong ngôi nhà rộng 2m2 nằm sát một con hẻm ở TP HCM.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Ngọc xem tivi bên trong nhà. Tất cả các đồ đạc trong nhà được đặt chồng lên nhau, treo lên cao hoặc đặt lên kệ dọc theo các vách. Phần diện tích nhỏ ở giữa là nơi ăn uống, nằm ngủ của hai vợ chồng bà Ngọc.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Ông Đức, chồng bà Ngọc, căng tấm bạt che xung quanh ngôi nhà trước khi đi ngủ. Nhà nhỏ nên việc nấu nướng diễn ra bên ngoài. Vệ sinh, tắm giặt phải ra nhà vệ sinh công cộng.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Một số đồ đạc bên trong căn nhà siêu nhỏ của vợ chồng bà Ngọc.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Mỗi lần muốn tắm, ông Phạm Quốc Công (người trong ảnh) phải đi bộ 2km bởi căn nhà rộng vỏn vẹn 2,2m2 của ông không đủ rộng để xây công trình phụ khép kín.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Ông Công, 49 tuổi, sống cùng 6 người thân bên trong một không gian chật chội được chất đầy quần áo, đồ chơi, sách vở, tủ lạnh, giường tầng, nồi cơm điện và nhiều loại đồ gia dụng khác, kể từ năm 1975 cho tới nay.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Đồ đạc nhiều đã thu hẹp chỗ ngủ của 7 người. Tuy nhiên, giống như nhiều người khác đang sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở TP HCM, ông Công sẽ không đánh đổi căn nhà nằm giữa quận 3 nhộn nhịp của mình chỉ vì vài mét vuông không gian rộng hơn. “Chúng tôi đã quen với chỗ này. Nếu chuyển đi nơi khác, chúng tôi không thể làm ăn được” - ông Công nói. Bản thân ông cùng các chị em gái và cháu đang kiếm sống bằng nghề bán hàng ở trung tâm thành phố. Trong ảnh: Một thành viên nhỏ tuổi trong gia đình ông Công lạ lẫm khi nhìn thấy ống kính phóng viên.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Nguyễn Thị Tánh bên trong căn nhà rộng 6,7 m2 của mình.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Tánh khoe ảnh gia đình với phóng viên AFP.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Sáu người trong gia đình bà Nguyễn Thị Kim Ngọc sinh sống nhiều năm qua trong căn nhà chỉ rộng khoảng 7 m2.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Ngọc cùng các cháu và lỉnh kỉnh vật dụng trong không gian chật hẹp. Xung quanh đều tận dụng kê giá đỡ để treo đồ.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Bà Ngọc chuẩn bị thức ăn bên trong nhà.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Ông Nguyễn Văn Trường, chồng bà Ngọc, phơi quần áo bên ngoài nhà. Đồ đạc không thể chứa hết trong nhà nên gia đình đem ra ngoài hẻm để.

Cuộc sống trong những căn nhà siêu nhỏ ở trung tâm Sài Gòn

Gia đình ông Trường, bà Ngọc không đủ tiền để mua một căn nhà rộng hơn cho dù là ở những khu vực có mức nhà đất phải chăng hơn của thành phố. Hai vợ chồng ông luôn sợ căn nhà của mình sẽ bị giải tỏa.

(Ảnh: Thanh Nguyen/AFP/Getty)

Đọc thêm

Cảm động khúc dân ca xứ Nghệ: "Bác Trọng trong lòng dân"

Cảm động khúc dân ca xứ Nghệ: "Bác Trọng trong lòng dân"

Khúc dân ca xứ Nghệ "Bác Trọng trong lòng dân" do tác giả Mai Văn Lạng (Hà Nội) soạn lời, nghệ nhân dân gian Trần Văn Sang (Hà Tĩnh) thể hiện đã gây xúc động tới công chúng sau khi phát trên một số nền tảng mạng xã hội. Báo Hà Tĩnh xin trân trọng giới thiệu.
Gió mỗi mùa vẫn thức

Gió mỗi mùa vẫn thức

Khoảnh khắc này sao lòng mỗi người lại thấy ngậm ngùi đến thế, tóc chú Tư và má đều chớm bạc, bao nhiêu năm tháng thanh xuân vĩnh viễn mất đi rồi...
Truyện ngắn: Gió mỗi mùa vẫn thức

Truyện ngắn: Gió mỗi mùa vẫn thức

Cậu Ba hy sinh, bà ngoại gắng gượng được ít lâu rồi về với đất. Má lẻ loi một mình đằng đẵng mấy chục năm như con cá lạc bầy mùa nước cạn, mỗi lần xóm ấp gọi má bằng cô Hai ai nấy đều không giấu được vẻ ngậm ngùi...
Cổ vật trên đồi Mô

Cổ vật trên đồi Mô

Ông kể cho Sơn nghe về những trận đánh, về những câu chuyện đời lính. Lớp người chiến đấu mà nay còn, mai mất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng...
Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Tản văn: Chiếc nón của mẹ

Khi đã trải qua quá nhiều va vấp trên đường đời, tôi càng thấm thía hơn những nghĩa tình ấy. Chợt nhận ra, mẹ cũng chính là một chiếc nón vĩ đại che chở tôi đến hết cuộc đời…
Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Hoa hậu AI đầu tiên trên thế giới lộ diện

Kenza Layli - một nhân vật hoàn toàn được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, vừa giành giải Hoa hậu AI. Người đẹp ảo này vốn có sức ảnh hưởng về mảng phong cách sống, thu hút lượng người theo dõi đông đảo trên Instagram, TikTok.
Vòng xòe nở hoa

Vòng xòe nở hoa

Đến Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ, bà không tin là trong đời mình, có ngày lại được tự tay thắp hương lên mộ những vị anh hùng dân tộc...
Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tản văn: Căn nhà tuổi thơ

Tôi lớn lên, cảm giác như không gian nhỏ hẹp đi. Cái man mác buồn bơ vơ của ngày nhỏ cũng không còn nữa. Thiếu thốn qua đi, kỷ niệm không còn nguyên sơ nữa...
Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Đêm tàn dần. Bình minh bắt đầu lên từ phía bên kia thành phố. Huyên đi qua một đêm thức trắng, kỷ niệm chầm chậm trôi trong đầu như một cuốn phim...
Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Tản văn: Hừng nắng sau cơn mưa

Sau mỗi lần trời mưa, tôi thường có thói quen ngồi ở một chỗ nào đó thật cao để đón lấy cái hừng nắng đầu tiên. Cái hừng nắng trông non nớt mà lại vô cùng mạnh mẽ...
Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Vienna tiếp tục là thành phố đáng sống nhất thế giới

Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới, theo bảng xếp hạng thường niên của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc tập đoàn dịch vụ thông tin và truyền thông toàn cầu The Economist, trong đó có báo The Economist.
Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…