Quốc tế ca và các bản dịch tiếng Việt

(Baohatinh.vn) - Ngày 3/6/1871, mấy ngày sau khi công xã Pa-ri bị đàn áp, nhà thơ, ca sĩ công nhân Pháp Ơ-gien Pôchiê (Eugène Pottier, 1816-1887) sáng tác bài thơ 6 khổ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” (L’Internationale – Quốc tế).

“Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” là tên người Pháp gọi tắt tổ chức “Liên hiệp công nhân quốc tế”, thường gọi “Quốc tế thứ nhất” do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Nội dung bài thơ thấm nhuần tư tưởng của bản “Tuyên ngôn cộng sản”, do đó, lập tức được phổ biến và nhanh chóng truyền bá rộng rãi. Nhưng 16 năm sau (1887), khi tác giả vừa mất, bài thơ mới được in.

Quốc tế ca là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới

Quốc tế ca là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới

Năm 1888, người thợ khắc gỗ, đội trưởng đội ca hát công nhân ở thành phố Ly-lơ là Pie Đơgâytơ (Pierre Degeyter) phổ nhạc bài “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ”. Bài hát được truyền khắp miền Bắc nước Pháp. Năm 1894, bản nhạc được in ở Ly-lơ. Tác giả và chủ nhà in đều bị lùng bắt. Nhưng Đại hội thống nhất các Đảng xã hội Pháp họp năm 1889, quyết định lấy bài “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” (Quốc tế ca) làm đảng ca.

Kôt-xơ, một trong những người Nga tham dự đại hội thống nhất các Đảng xã hội Pháp dịch bài “Quốc tế ca” ra tiếng Nga năm 1902. Kôt-xơ chỉ chọn dịch 3 khổ: thứ nhất, thứ hai, thứ sáu vì lời ca nói rõ nhất khí thế cách mạng của công nông.

Nhạc sĩ Nga Trô-rơ-na-mô-ri-cốp đổi phần nhạc từ nhịp 2/4 (của Đơjeytơ) sang nhịp 4/4 và phối lại phần đệm, làm thay đổi giai điệu từ hành khúc nhanh, vui, trào lộng kiểu các-ma-nhon (carmagnole) thành hành khúc trang trọng, hùng tráng. Bản nhạc này được xuất bản ở Nga năm 1906.

Từ 1905, Lê-nin đã giới thiệu bài “Quốc tế ca” và tác giả thơ Ơ-gien Pôchiê trên các báo “Công nhân”, “Sự thật”. Và sau Cách mạng tháng Mười Nga, theo ý nguyện của Người, “Quốc tế ca” trở thành bài hát chính thức của nhà nước Xô-viết. Ngày ngày, bản nhạc hùng tráng ấy ngân vang trên đỉnh tháp điện Kremlanh.

Đúng như Lê-nin nói, ngày nay, “Quốc tế ca” không chỉ được dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Và cũng không phải “hàng trăm triệu” như thời Lê-nin, mà là hàng nghìn triệu người trên trái đất hát vang bài hát lịch sử này.

Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú dịch lời bài hát ra tiếng Việt

Theo một số tài liệu thì Nguyễn An Ninh (1899-1943) là người đầu tiên dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt. Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước, trí thức Nam bộ, từng du học ở Pháp, có quen biết Nê-ru (Ấn Độ) và có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc.

Về nước, ông mở tờ báo “Chuông rạn” (Cloche fêlée) tuyên truyền chống Pháp và tổ chức hội kín, bị Pháp bắt giam 5 lần và lần cuối cùng mất trong nhà tù Côn Đảo (1943). Hiện có một bản “Quốc tế ca” dùng thể thơ song thất lục bát, chưa rõ ai dịch và dịch từ lúc nào, rất ít được phổ biến. Phải chăng, đây là bản dịch của Nguyễn An Ninh?

Theo một số tài liệu khác thì năm 1925 (hay 1926?), “Quốc tế ca” lần đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt. Người đã dùng thể thơ dân tộc lục bát dịch lời thơ “Quốc tế ca” để dễ truyền bá trong quần chúng, vì một lẽ đơn giản là dân ta hầu hết đều “mù” nhạc.

Không rõ Người đã dịch từ tiếng Pháp hay tiếng Nga mà cũng chỉ dịch 3 khổ thơ 1, 2, 6 (như Kôt-xơ đã chọn dịch). Cũng có người cho rằng, Nguyễn Ái Quốc chỉ dịch khổ 1 và khổ thơ này được phổ biến rộng rãi trong nước từ 1930, còn 2 khổ thơ 2 và 6 lại do một người khác dịch. Năm 1926, Phan Trọng Bình sang dự lớp huấn luyện chính trị do “đồng chí Vương” (tức Nguyễn Ái Quốc) mở ở Quảng Châu. Ông đã dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt, lời theo đúng giai điệu âm nhạc và chỉ dịch khổ 1. Bản dịch này không được phổ biến trong nước (TKĐ đã giới thiệu trên Báo Nghệ Tĩnh số 700, ngày 22/3/1983).

Còn bản dịch “Quốc tế ca” hiện ta đang hát? Theo tài liệu của Trường Chinh lưu tại Viện Bảo tàng Cách mạng (Hà Nội) thì: “Tác giả bản dịch “Quốc tế ca” theo nhạc mà nhân dân Việt Nam vẫn hát ngày nay là đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí đã dịch trong thời gian học ở Liên Xô từ năm 1927-1930. Đồng chí Lê Hồng Phong và Trần Bình Long đã sửa bản dịch của đồng chí Trần Phú cho sát nghĩa, đúng nhạc hơn”. Bản này cũng chỉ dịch khổ thơ thứ nhất.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.
'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...