Quốc tế ca và các bản dịch tiếng Việt

(Baohatinh.vn) - Ngày 3/6/1871, mấy ngày sau khi công xã Pa-ri bị đàn áp, nhà thơ, ca sĩ công nhân Pháp Ơ-gien Pôchiê (Eugène Pottier, 1816-1887) sáng tác bài thơ 6 khổ kêu gọi sự thống nhất lực lượng vô sản của tất cả các nước, lấy đầu đề “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” (L’Internationale – Quốc tế).

“Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” là tên người Pháp gọi tắt tổ chức “Liên hiệp công nhân quốc tế”, thường gọi “Quốc tế thứ nhất” do Mác và Ăng-ghen sáng lập. Nội dung bài thơ thấm nhuần tư tưởng của bản “Tuyên ngôn cộng sản”, do đó, lập tức được phổ biến và nhanh chóng truyền bá rộng rãi. Nhưng 16 năm sau (1887), khi tác giả vừa mất, bài thơ mới được in.

Quốc tế ca là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới

Quốc tế ca là bài ca tranh đấu nổi tiếng nhất của những người công nhân theo xã hội chủ nghĩa và là một trong những bài hát được nhiều người biết đến nhất trên thế giới

Năm 1888, người thợ khắc gỗ, đội trưởng đội ca hát công nhân ở thành phố Ly-lơ là Pie Đơgâytơ (Pierre Degeyter) phổ nhạc bài “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ”. Bài hát được truyền khắp miền Bắc nước Pháp. Năm 1894, bản nhạc được in ở Ly-lơ. Tác giả và chủ nhà in đều bị lùng bắt. Nhưng Đại hội thống nhất các Đảng xã hội Pháp họp năm 1889, quyết định lấy bài “Lanh-téc-na-xi-ônan-lơ” (Quốc tế ca) làm đảng ca.

Kôt-xơ, một trong những người Nga tham dự đại hội thống nhất các Đảng xã hội Pháp dịch bài “Quốc tế ca” ra tiếng Nga năm 1902. Kôt-xơ chỉ chọn dịch 3 khổ: thứ nhất, thứ hai, thứ sáu vì lời ca nói rõ nhất khí thế cách mạng của công nông.

Nhạc sĩ Nga Trô-rơ-na-mô-ri-cốp đổi phần nhạc từ nhịp 2/4 (của Đơjeytơ) sang nhịp 4/4 và phối lại phần đệm, làm thay đổi giai điệu từ hành khúc nhanh, vui, trào lộng kiểu các-ma-nhon (carmagnole) thành hành khúc trang trọng, hùng tráng. Bản nhạc này được xuất bản ở Nga năm 1906.

Từ 1905, Lê-nin đã giới thiệu bài “Quốc tế ca” và tác giả thơ Ơ-gien Pôchiê trên các báo “Công nhân”, “Sự thật”. Và sau Cách mạng tháng Mười Nga, theo ý nguyện của Người, “Quốc tế ca” trở thành bài hát chính thức của nhà nước Xô-viết. Ngày ngày, bản nhạc hùng tráng ấy ngân vang trên đỉnh tháp điện Kremlanh.

Đúng như Lê-nin nói, ngày nay, “Quốc tế ca” không chỉ được dịch ra các thứ tiếng châu Âu. Và cũng không phải “hàng trăm triệu” như thời Lê-nin, mà là hàng nghìn triệu người trên trái đất hát vang bài hát lịch sử này.

Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú dịch lời bài hát ra tiếng Việt

Theo một số tài liệu thì Nguyễn An Ninh (1899-1943) là người đầu tiên dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt. Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước, trí thức Nam bộ, từng du học ở Pháp, có quen biết Nê-ru (Ấn Độ) và có quan hệ với Nguyễn Ái Quốc.

Về nước, ông mở tờ báo “Chuông rạn” (Cloche fêlée) tuyên truyền chống Pháp và tổ chức hội kín, bị Pháp bắt giam 5 lần và lần cuối cùng mất trong nhà tù Côn Đảo (1943). Hiện có một bản “Quốc tế ca” dùng thể thơ song thất lục bát, chưa rõ ai dịch và dịch từ lúc nào, rất ít được phổ biến. Phải chăng, đây là bản dịch của Nguyễn An Ninh?

Theo một số tài liệu khác thì năm 1925 (hay 1926?), “Quốc tế ca” lần đầu tiên được Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Việt. Người đã dùng thể thơ dân tộc lục bát dịch lời thơ “Quốc tế ca” để dễ truyền bá trong quần chúng, vì một lẽ đơn giản là dân ta hầu hết đều “mù” nhạc.

Không rõ Người đã dịch từ tiếng Pháp hay tiếng Nga mà cũng chỉ dịch 3 khổ thơ 1, 2, 6 (như Kôt-xơ đã chọn dịch). Cũng có người cho rằng, Nguyễn Ái Quốc chỉ dịch khổ 1 và khổ thơ này được phổ biến rộng rãi trong nước từ 1930, còn 2 khổ thơ 2 và 6 lại do một người khác dịch. Năm 1926, Phan Trọng Bình sang dự lớp huấn luyện chính trị do “đồng chí Vương” (tức Nguyễn Ái Quốc) mở ở Quảng Châu. Ông đã dịch “Quốc tế ca” ra tiếng Việt, lời theo đúng giai điệu âm nhạc và chỉ dịch khổ 1. Bản dịch này không được phổ biến trong nước (TKĐ đã giới thiệu trên Báo Nghệ Tĩnh số 700, ngày 22/3/1983).

Còn bản dịch “Quốc tế ca” hiện ta đang hát? Theo tài liệu của Trường Chinh lưu tại Viện Bảo tàng Cách mạng (Hà Nội) thì: “Tác giả bản dịch “Quốc tế ca” theo nhạc mà nhân dân Việt Nam vẫn hát ngày nay là đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí đã dịch trong thời gian học ở Liên Xô từ năm 1927-1930. Đồng chí Lê Hồng Phong và Trần Bình Long đã sửa bản dịch của đồng chí Trần Phú cho sát nghĩa, đúng nhạc hơn”. Bản này cũng chỉ dịch khổ thơ thứ nhất.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 diễn ra từ ngày 8 - 10/11, gồm chương trình khai mạc; đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung; Giải Marathon tỉnh Lai Châu năm 2024; bế mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.
Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Podcast truyện ngắn: Giấc mơ

Không có ai trả lời Viên. Chỉ có những phiến đá lặng im nhìn Viên như nhân chứng của cuộc trò chuyện vừa qua. Viên chẳng biết mình mơ hay tỉnh, cô chỉ biết rằng mình đã thức dậy sau nỗi đau và còn nhiều hơn thế...
Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng gạch, gốm trăm năm ở Vĩnh Long

Làng nghề gạch, gốm huyện Mang Thít tồn tại khoảng 100 năm, nhìn từ xa trông như những toà tháp cổ lâu đời trầm mặc bên dòng Cổ Chiên.
Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Mùa thu này lên Mộc Châu chơi gì?

Từ giữa tháng 10, Mộc Châu có rất nhiều thay đổi với nhiều điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp như vườn hồng chín, những rặng hoa mận trái mùa hay làng nguyên thuỷ Hang Táu.
Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Gặp gỡ á quân Sao Mai xứ Nghệ quê Hà Tĩnh

Đang là sinh viên năm 2 - Học viện Âm nhạc Quốc gia, nữ sinh Nguyễn Mộc An (quê Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải Á quân Liên hoan tiếng hát Truyền hình - Giải Sao Mai xứ Nghệ 2024.
Podcast truyện ngắn: Khi ngày mới bắt đầu

Podcast truyện ngắn: Khi ngày mới bắt đầu

Khi tới gần đường ke, cô đột ngột ngoảnh đầu lại, thấy Thành vẫn đang đứng yên ở đó dõi theo mình. Cô mỉm cười nhìn anh, thì thầm rất khẽ: Chờ em trở về khi ngày mới bắt đầu, anh nhé...
Đảo Phú Quốc đẹp thứ 2 châu Á

Đảo Phú Quốc đẹp thứ 2 châu Á

Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn đẹp thứ 2 châu Á 2024. Đây là năm thứ 3 liên tiếp đảo ngọc có tên trong bảng xếp hạng này.