Khám phá 7 thư viện cổ nhất thế giới

Không chỉ lưu giữ kho tàng trí thức nhân loại, 7 thư viện lâu đời nhất thế giới dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, tráng lệ cho các tín đồ sách khám phá.

Thiên Nhất Các: Thiên Nhất Các được thành lập vào thời nhà Minh năm 1561 tại Chiết Giang, Trung Quốc, với diện tích lên đến 26.000 m2, bởi Phạm Khâm, một viên quan triều đình say mê sách cổ quý hiếm. Ông đã sưu tầm được hơn 70.000 tập các loại sách cổ từ biên niên sử địa phương, sách chính trị, hồ sơ kiểm tra triều đình cho đến tuyển tập các bài thơ và văn. Ban đầu, thư viện của Phạm Khâm được đặt tên là Đông Minh Thảo Đường. Sau khi từ chức trở về nhà, bộ sưu tập sách của ông càng ngày càng nhiều, Phạm Khâm xây nên một thư viện mới là và đặt tên là Tàng Thư Các. Ảnh: Unwtonews.
Thiên Nhất Các: Thiên Nhất Các được thành lập vào thời nhà Minh năm 1561 tại Chiết Giang, Trung Quốc, với diện tích lên đến 26.000 m2, bởi Phạm Khâm, một viên quan triều đình say mê sách cổ quý hiếm. Ông đã sưu tầm được hơn 70.000 tập các loại sách cổ từ biên niên sử địa phương, sách chính trị, hồ sơ kiểm tra triều đình cho đến tuyển tập các bài thơ và văn. Ban đầu, thư viện của Phạm Khâm được đặt tên là Đông Minh Thảo Đường. Sau khi từ chức trở về nhà, bộ sưu tập sách của ông càng ngày càng nhiều, Phạm Khâm xây nên một thư viện mới là và đặt tên là Tàng Thư Các. Ảnh: Unwtonews.
Thiên Nhất Các từng bị trộm hai lần. Lần đầu là bởi người Anh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất năm 1831, và lần thứ hai là bởi một tên trộm sách khét tiếng, Tiết Kế Vĩ, vào năm 1914, kẻ đã đánh cắp gần 1.000 cuốn sách. Con cháu của Phạm Khâm tiếp nối di sản, chăm sóc thư viện của ông. Họ thậm chí còn từ mặt những thành viên trong gia đình bán bất kỳ cuốn sách nào của thư viện. Hiện nay, Thiên Nhất Các chỉ còn lưu giữ hơn 300.000 cuốn sách cổ, trong đó có khoảng 80.000 cuốn sách quý hiếm về dư địa chí các địa phương và khoa thi cử thời phong kiến. Ảnh: Sinology.
Thiên Nhất Các từng bị trộm hai lần. Lần đầu là bởi người Anh trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất năm 1831, và lần thứ hai là bởi một tên trộm sách khét tiếng, Tiết Kế Vĩ, vào năm 1914, kẻ đã đánh cắp gần 1.000 cuốn sách. Con cháu của Phạm Khâm tiếp nối di sản, chăm sóc thư viện của ông. Họ thậm chí còn từ mặt những thành viên trong gia đình bán bất kỳ cuốn sách nào của thư viện. Hiện nay, Thiên Nhất Các chỉ còn lưu giữ hơn 300.000 cuốn sách cổ, trong đó có khoảng 80.000 cuốn sách quý hiếm về dư địa chí các địa phương và khoa thi cử thời phong kiến. Ảnh: Sinology.
Thư viện Malatestiana: Hay còn được biết đến với tên gọi khác Thư Viện Malatesta Novello, nơi đây được biết đến là thư viện công cộng lâu đời nhất châu Âu. Thư viện Malatestiana nằm trong thành phố Cesena, phía bắc Italy, được thành lập năm 1452. Đây cũng là thư viện công cộng đầu tiên tại châu Âu, do người dân tiếp quản thay vì thuộc sở hữu của bất kỳ đền thờ hay gia đình dòng họ cao quý nào. Ngoài ra, thư viện này còn là thư viện công cộng lâu đời nhất còn hoạt động trên thế giới. Ảnh: AtlasObscura.
Thư viện Malatestiana: Hay còn được biết đến với tên gọi khác Thư Viện Malatesta Novello, nơi đây được biết đến là thư viện công cộng lâu đời nhất châu Âu. Thư viện Malatestiana nằm trong thành phố Cesena, phía bắc Italy, được thành lập năm 1452. Đây cũng là thư viện công cộng đầu tiên tại châu Âu, do người dân tiếp quản thay vì thuộc sở hữu của bất kỳ đền thờ hay gia đình dòng họ cao quý nào. Ngoài ra, thư viện này còn là thư viện công cộng lâu đời nhất còn hoạt động trên thế giới. Ảnh: AtlasObscura.
Thư viện Malatestiana là một kỳ quan kiến trúc, mô phỏng đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng Ý sơ kỳ với 44 cửa sổ kiểu Venice, cũng là nơi lý tưởng để đọc sách. Thư viện lưu giữ hơn 400.000 quyển sách, trong đó có 343 bộ sách cổ nguyên bản vẫn được xích vào những chiếc ghế đọc sách ban đầu, nơi chúng đã được đặt trong suốt 5 thế kỷ qua. Ảnh: Galinfo.
Thư viện Malatestiana là một kỳ quan kiến trúc, mô phỏng đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng Ý sơ kỳ với 44 cửa sổ kiểu Venice, cũng là nơi lý tưởng để đọc sách. Thư viện lưu giữ hơn 400.000 quyển sách, trong đó có 343 bộ sách cổ nguyên bản vẫn được xích vào những chiếc ghế đọc sách ban đầu, nơi chúng đã được đặt trong suốt 5 thế kỷ qua. Ảnh: Galinfo.
Thư viện Nhà thờ Hereford: Thư viện Nhà thờ Hereford ở Anh được thành lập vào năm 1611 và là thư viện duy nhất còn sót lại với tất cả xích, thanh và khóa vẫn còn nguyên vẹn. Thư viện lưu giữ chủ yếu các bản thảo sách cũ, một số sách có chữ viết tay cổ xưa, có chứa hình minh họa đẹp bằng vàng và màu sắc. Đa số cuốn sách tại thư viện nhà thờ Hereford đều có từ thế kỉ 12. Ảnh: LoveReadingUK.
Thư viện Nhà thờ Hereford: Thư viện Nhà thờ Hereford ở Anh được thành lập vào năm 1611 và là thư viện duy nhất còn sót lại với tất cả xích, thanh và khóa vẫn còn nguyên vẹn. Thư viện lưu giữ chủ yếu các bản thảo sách cũ, một số sách có chữ viết tay cổ xưa, có chứa hình minh họa đẹp bằng vàng và màu sắc. Đa số cuốn sách tại thư viện nhà thờ Hereford đều có từ thế kỉ 12. Ảnh: LoveReadingUK.
Trong suốt cuộc Nội chiến Anh, Thư viện Nhà thờ Hereford may mắn không hề hấn gì dù cuộc chiến đã gây ra thiệt hại nặng nề trên khắp đất nước. Thay vào đó, thư viện được tăng cường sách từ một trường đại học Dòng Tên vào năm 1678, bổ sung vào bộ sưu tập vốn đã hiếm có của mình. Ngoài các cuốn sách viết tay, ở đây còn lưu giữ Hereford Mappa Mundi, bản đồ thời Trung Cổ lớn nhất thế giới. Ảnh: Mainlymuseum.
Trong suốt cuộc Nội chiến Anh, Thư viện Nhà thờ Hereford may mắn không hề hấn gì dù cuộc chiến đã gây ra thiệt hại nặng nề trên khắp đất nước. Thay vào đó, thư viện được tăng cường sách từ một trường đại học Dòng Tên vào năm 1678, bổ sung vào bộ sưu tập vốn đã hiếm có của mình. Ngoài các cuốn sách viết tay, ở đây còn lưu giữ Hereford Mappa Mundi, bản đồ thời Trung Cổ lớn nhất thế giới. Ảnh: Mainlymuseum.
Tu viện Thánh Catherine: Được thành lập vào năm 565, Tu viện Thánh Catherine trên bán đảo Sinai của Ai Cập là thư viện và tu viện cổ nhất, hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, tu viện được xây dựng xung quanh nơi được cho là bụi gai cháy mà nhà tiên tri Moses đã nhìn thấy Chúa Trời. Giá trị to lớn nhất ở tu viện Saint Catherine chính là việc lưu giữ một bộ sưu tập về những bản thảo Thánh Kinh được chép bằng tay, số lượng chỉ đứng sau thư viện Vatican ở Rome. Ảnh: Britannica.
Tu viện Thánh Catherine: Được thành lập vào năm 565, Tu viện Thánh Catherine trên bán đảo Sinai của Ai Cập là thư viện và tu viện cổ nhất, hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, tu viện được xây dựng xung quanh nơi được cho là bụi gai cháy mà nhà tiên tri Moses đã nhìn thấy Chúa Trời. Giá trị to lớn nhất ở tu viện Saint Catherine chính là việc lưu giữ một bộ sưu tập về những bản thảo Thánh Kinh được chép bằng tay, số lượng chỉ đứng sau thư viện Vatican ở Rome. Ảnh: Britannica.
Thư viện Khizanat al Qarawiyyin: Khizanat al Qarawiyyin ở Fez, Maroc, được thành lập năm 859 và đồng thời là trường đại học lâu đời nhất còn hoạt động. Thư viện được thành lập bởi một phụ nữ Hồi giáo có tên là Fatima al-Fihri. Bằng tốt nghiệp của bà vẫn được treo trang trọng trên tường thư viện của trường đại học cho đến ngày nay. Di sản do phụ nữ lãnh đạo của thư viện tiếp tục được Aziza Chaouni, kiến trúc sư giám sát dự án trùng tu thư viện vào năm 2012, tiếp nối. Ảnh: CNtraveler.
Thư viện Khizanat al Qarawiyyin: Khizanat al Qarawiyyin ở Fez, Maroc, được thành lập năm 859 và đồng thời là trường đại học lâu đời nhất còn hoạt động. Thư viện được thành lập bởi một phụ nữ Hồi giáo có tên là Fatima al-Fihri. Bằng tốt nghiệp của bà vẫn được treo trang trọng trên tường thư viện của trường đại học cho đến ngày nay. Di sản do phụ nữ lãnh đạo của thư viện tiếp tục được Aziza Chaouni, kiến trúc sư giám sát dự án trùng tu thư viện vào năm 2012, tiếp nối. Ảnh: CNtraveler.
Thư viện Saraswathi Mahal: Được thành lập vào thế kỷ 16, Thư viện Saraswathi Mahal ở Thanjavur, Ấn Độ, là một trong những thư viện hoạt động lâu đời nhất châu Á. Ban đầu, thư viện là một thư viện hoàng gia do các vị vua Nayak của Tanjavur lập ra cho đến năm 1918, khi nó được mở cửa cho công chúng. Thư viện cũng trưng bày một trong những bộ sưu tập bản thảo lá cọ quý hiếm nhất thế giới được viết bằng tiếng Tamil. Ảnh: Herzindagi.
Thư viện Saraswathi Mahal: Được thành lập vào thế kỷ 16, Thư viện Saraswathi Mahal ở Thanjavur, Ấn Độ, là một trong những thư viện hoạt động lâu đời nhất châu Á. Ban đầu, thư viện là một thư viện hoàng gia do các vị vua Nayak của Tanjavur lập ra cho đến năm 1918, khi nó được mở cửa cho công chúng. Thư viện cũng trưng bày một trong những bộ sưu tập bản thảo lá cọ quý hiếm nhất thế giới được viết bằng tiếng Tamil. Ảnh: Herzindagi.
Thư viện Đại học Trinity: Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, Thư viện Đại học Trinity được thành lập tại Dublin, Ireland, vào năm 1592, cùng thời điểm trường được thành lập. Bản thân thư viện là một cảnh tượng tuyệt đẹp với Phòng dài lưu giữ 200.000 cuốn sách lâu đời nhất của thư viện trong các tủ sách bằng gỗ sồi. Đây là nơi lưu giữ Sách Kells, một trong những bản thảo minh họa nổi tiếng và đẹp nhất thế giới. Ảnh: YellowKorner.
Thư viện Đại học Trinity: Cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng, Thư viện Đại học Trinity được thành lập tại Dublin, Ireland, vào năm 1592, cùng thời điểm trường được thành lập. Bản thân thư viện là một cảnh tượng tuyệt đẹp với Phòng dài lưu giữ 200.000 cuốn sách lâu đời nhất của thư viện trong các tủ sách bằng gỗ sồi. Đây là nơi lưu giữ Sách Kells, một trong những bản thảo minh họa nổi tiếng và đẹp nhất thế giới. Ảnh: YellowKorner.
znews.vn

Đọc thêm

Harry Potter mới lộ diện

Harry Potter mới lộ diện

HBO vừa công bố Hình ảnh đầu tiên về "cậu bé phù thủy" trong series phim truyền hình Harry Potter. Phim dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!