Nhớ mãi người thầy - Giáo sư Hà Văn Tấn

(Baohatinh.vn) - Trong cuộc đời, được học các giáo sư “tứ trụ” của nền sử học Việt Nam hiện đại, gồm: Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng là niềm tự hào, niềm vinh dự, hạnh phúc của tôi. Với Thầy Tấn, tôi còn nhớ như in và luôn trân trọng nhiều kỷ niệm mặc dù kỷ niệm đó đã cách đây 36, 37 năm.

Nhớ mãi người thầy - Giáo sư Hà Văn Tấn

“Tứ trụ” giới sử học từ trái qua phải: GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm, GS Hà Văn Tấn và GS Phan Huy Lê chụp ảnh cùng vợ chồng GS Trần Văn Giàu năm 1996. Ảnh chụp năm 1996 do GS Lê cung cấp.

Đó là năm 1982, lớp Sử K26 của chúng tôi thực tập khảo cổ học tại xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chúng tôi được giao khai quật một di chỉ khảo cổ học tại thôn gần biển Hậu Lộc, dưới sự chỉ dạy, giám sát của Giáo sư Hà Văn Tấn.

Sau giờ học, sinh viên chúng tôi thay nhau nấu cơm. Thức ăn chả có gì, sang nhất và ngon nhất là canh hến nấu với lá khoai lang non. Bữa đó, mấy bạn trai trực nấu cơm. Các bạn vụng về chẳng biết đãi gạo. Đang ăn, bỗng Thầy kêu “ối” và lôi ra một mảnh sạn to đùng. Cả lớp tái xanh mặt, tưởng Thầy “quạt” cho một trận. Đúng lúc đó, Thầy cười vang và nói rất hài hước: “Mình khai quật được một mảnh tước”. Cả lớp cùng cười. Từ hôm đó, cánh nữ chúng tôi chịu khó vào bếp để không mắc phải sự cố “mảnh tước”.

Nhớ mãi người thầy - Giáo sư Hà Văn Tấn

Giáo sư sử học Hà Văn Tấn (1937-2019). Ảnh internet

Năm thứ ba, chúng tôi học chuyên ngành. Vì rất hâm mộ thần tượng “tứ trụ”, tôi đã chọn ngành Lịch sử cổ trung đại Việt Nam để được nghe các thầy giảng nhiều hơn. Khi kết thúc chuyên đề của mình, Giáo sư Phan Huy Lê căn dặn: Ngày mai đến chuyên đề của Giáo sư Hà Văn Tấn. Thầy Tấn là giáo sư rất nghiêm túc, các trò nhớ đến đúng giờ!

Tất cả chúng tôi đều đến giảng đường đúng giờ và lắng nghe Giáo sư Hà Văn Tấn giảng chuyên đề “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông”. Đây là công trình nổi tiếng của Thầy Tấn và cô Tâm. Những lời giảng của Thầy đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tài trí, lòng quả cảm, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”.

Giờ đây, nghe tin Giáo sư Hà Văn Tấn qua đời, nhiều thế hệ sinh viên Khoa Sử Trường Đại học Tổng hợp năm xưa nghẹn ngào thương nhớ người thầy đã góp phần to lớn tạo dựng, đưa nền sử học Việt Nam có thứ hạng trên thế giới và khu vực.

Sự ra đi của Thầy càng làm cho chúng tôi trống vắng hơn khi Thầy là người cuối cùng trong số 4 giáo sư “tứ trụ” của nền sử học Việt Nam về với tổ tiên.

Nguyên TBT Báo Tuyên Quang

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.