“Tàng kinh các” giữa lòng Kinh thành Huế

Tàng Thơ Lâu là di tích lưu trữ tài liệu, công văn… quan trọng dưới triều Nguyễn nằm ngay giữa hồ Học Hải trong Kinh thành Huế - nơi này từng được ví như "Tàng kinh các" giữa lòng Cố đô.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Tàng Thơ Lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng với chức năng là một kho lưu trữ tư liệu quốc gia. Nơi lưu trữ tài liệu, văn bản quý hiếm với nhiều tài liệu, địa bạ, giấy tờ quan trọng của triều đình bấy giờ. Đây được xem là một “Tàng kinh các” hiếm hoi của thời kỳ chế độ quân chủ đang còn được bảo tồn khá nguyên vẹn tại Huế.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Tổng thể kiến trúc lầu Tàng Thơ Lâu được thiết kế rất khoa học nhằm đáp ứng chức năng cất giữ và bảo quản các sổ sách văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình. Để tránh sự lây lan của hỏa hoạn cũng như bảo vệ tư liệu gốc của quốc gia, công trình được xây dựng trên đảo giữa hồ, gồm 2 tầng, tầng trên 7 gian 2 chái, tầng dưới 11 gian, xung quanh đều được xây lan can, 4 bên lầu xây hồ vuông gọi là hồ Học Hải.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Sau 120 năm hoạt động (1825 - 1945), khi triều Nguyễn bị lật đổ cơ quan lưu trữ tài liệu quốc gia này đã ngừng hoạt động. Kể từ đó đến nay nó đang dần đi vào quên lãng cùng thời gian, với toàn bộ khối lượng sách khổng lồ của Tàng Thơ Lâu đã thất thoát gần hết.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Tàng Thơ Lâu hiện đang lưu trữ tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh. Về tư liệu thành văn có hơn 4.000 đầu sách và tư liệu, thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau, như: sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách mỹ thuật, kiến trúc, văn hóa, Phật giáo, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ học, bản đồ...

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Về tư liệu Hán Nôm dưới dạng thủ bản, phần lớn là bản gốc được viết tay trên giấy dó, ngôn ngữ chính là chữ Hán, một số viết bằng chữ Nôm. Các bản lưu kho, tích hợp lưu trữ đều dưới dạng các file số hóa. Hầu hết nguồn tư liệu truyền bản này thuộc dạng độc bản nên có giá trị tư liệu lịch sử rất cao, như hệ thống châu bản, địa bạ, sắc phong, đinh bạ...

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Khối tài liệu này được hình thành trong hoạt động quản lý của bộ máy chính quyền triều Nguyễn, phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học - kỹ thuật của đất nước ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Rất nhiều tư liệu, hiện vật quý bên trong Tàng Thơ Lâu thường xuyên được đem ra trưng bày, giới thiệu đến công chúng vào những dịp diễn ra các sự kiện văn hóa, lễ hội của vùng đất Cố đô.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Tàng Thơ Lâu cũng là nơi thường xuyên tổ chức các triển lãm để người dân và du khách tìm hiểu về lịch sử của các triều đại thời Nguyễn.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Ngày nay, Tàng Thơ Lâu được xem là địa chỉ văn hóa thu hút đông du khách, người dân đến tham quan các hoạt động trưng bày, triển lãm cũng như nhiều sự kiện văn hóa thường xuyên được diễn ra nơi này.

“Bản thân là một người thích đọc sách, tôi đã ghé Tàng Thơ Lâu không ít lần để tìm hiểu về lịch sử các triều đại nhà Nguyễn, nhiều sổ sách có giá trị lịch sử cao vẫn còn được lưu giữ và trưng bày tại đây”, anh Hồ Ngọc Anh Tuấn (37 tuổi) chia sẻ.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Ngoài là nơi lưu giữ sổ sách triều Nguyễn, Tàng Thơ Lâu còn là địa điểm tham quan và chụp ảnh lý tưởng của giới trẻ.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Toàn cảnh Tàng Thơ Lâu nhìn từ trên cao. Bên cạnh công trình có kiến trúc tuyệt đẹp thì không gian quanh đó còn rất hài hòa với hệ thống cầu, hồ ấn tượng.

Tàng kinh các giữa lòng Kinh thành Huế

Không chỉ dừng lại là nơi lưu trữ các tư liệu quý giá, nơi thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, trong tương lai nơi đây được tính toán trở thành một trung tâm để kết nối các giá trị của quá khứ đến cuộc sống đương đại.

Theo dantri.vn

Đọc thêm

"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

"Tuyết trắng màu hoa mận" trên cao nguyên Mộc Châu

Những ngày đầu xuân mới, cao nguyên Mộc Châu khoác lên mình màu trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân về. Với hơn 3.200 ha mận trải rộng khắp các triền đồi, Mộc Châu trở thành vùng trồng mận hậu lớn nhất của cả nước. Trong dịp này, du khách từ khắp mọi miền tìm về để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn và lưu lại những hình ảnh với hoa mận trắng muốt, tinh khôi.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Dọn quán bán hàng. Phối khí: NSƯT Mạnh Thắng. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Podcast truyện ngắn: Mùa xanh

Cầm chiếc bánh buộc lạt vuông vức do chính tay Thàn gói, đôi mắt mẹ bỗng chùng xuống, cảm giác nghẹn ngào cứ thế dâng lên. Bao lâu rồi nhà mới gói bánh chưng, hình như khoảnh khắc này mùa xuân mới về thật rồi đấy...
 Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Ngồi tựa song đào - Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Ngồi tựa song đào. Phối khí: NS Lưu Ngọc. Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Bản tình ca Hoa Tiên

Bản tình ca Hoa Tiên

Những ngày đầu năm mới 2025, tác phẩm Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự (1743-1790) được tái bản nhằm chuẩn bị cho sự kiện tưởng niệm 235 năm Ngày mất của danh nhân - tháng 9/2025.