Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

(Baohatinh.vn) - Sáng 14/12, BTV Thành ủy họp phiên thường kỳ tháng 12 để cho ý kiến vào các nội dung theo chương trình công tác tháng 12. Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Tại cuộc họp, tình hình sáp nhập thôn, tổ dân phố được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Lê Quang Đức báo cáo chi tiết. Theo đó, hiện nay đã có 2 đơn vị hoàn thiện đề án (Trần Phú, Bắc Hà), 8 đơn vị đang hoàn thiện đề án và 6 đơn vị có báo cáo giải trình không thực hiện việc sáp nhập hoặc xin ý kiến về phương án sáp nhập.

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Lê Quang Đức báo cáo các nội dung tại cuộc họp

Các đại biểu cho rằng, nhiệm vụ này cần sự quyết tâm, đồng thuận của chính quyền cơ sở; tăng cường tuyên truyền, vận động để nhân dân nắm bắt chủ trương, đồng thuận thực hiện theo đề án...

Đề án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn đến năm 2025 và những năm tiếp theo được xây dựng với mục tiêu quy hoạch mạng lưới trường học hợp lý, không làm xáo trộn việc dạy và học; sau sắp xếp hoạt động tốt, thuận lợi cho đi lại, học tập của học sinh; sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và nâng cao chất lượng dạy học…

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Chủ tịch HĐND TP Hà Tĩnh Nguyễn Văn Qúy: Hỗ trợ phát triển bánh đa nem ở Thạch Hưng, Thạch Qúy là nội dung cần quan tâm thực hiện để phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm… nhưng tỉ lệ hỗ trợ cần xem lại cho phù hợp…

Tham gia đóng góp ý kiến vào đề án này, các đại biểu cho rằng đưa thêm căn cứ để lập đề án, rà soát lại số liệu; phương án sáp nhập cần làm thí điểm, có lộ trình, thận trọng; việc bố trí bình quân trên vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách cần nêu rõ mức bố trí hiện nay như thế nào để làm căn cứ thực hiện...

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Quốc Tuấn: Cần nâng diện tích được hỗ trợ nhà lưới từ 200 m2 lên trên 500 m2 để kích cầu, nâng cao chất lượng sản xuất.

Nội dung lấy ý kiến về việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh năm 2019 -2020 có 8 chính sách giữ nguyên theo Nghị quyết 16, 7 chính sách được điều chỉnh và bổ sung 3 chính sách.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến đề nghị cần xem xét lại chính sách xây dựng vườn mẫu ở phường, xã trên cơ sở phát triển nông thôn mới gắn với đô thị văn minh nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế; tỷ lệ hỗ trợ sản xuất bánh đa nem khá cao (30%); có chủ trương hỗ trợ phát triển nhà lưới sản xuất nhưng cần cân nhắc về diện tích được hỗ trợ...

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh Trịnh Văn Ngọc tham gia góp ý tại cuộc họp

Cuộc họp cũng tham gia lấy ý kiến về các nội dung về báo cáo dự kiến phân loại tổ chức cơ sở Đảng năm 2018; đề án thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 6; dự thảo kế hoạch kiểm tra giám sát của BTV Thành ủy năm 2019; dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế đối thoại của thành phố…

Việc sáp nhập thôn, tổ dân phố ở TP Hà Tĩnh cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các đơn vị liên quan tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện các báo cáo, tờ trình, đề án.

Theo đó, về Đề án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn đến năm 2025 và những năm tiếp theo cần tiếp tục rà soát, bám sát các đề án liên quan để thực hiện.

Về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh năm 2019 -2020 cần xem xét lại một số chính sách hỗ trợ trên cơ sở thực tiễn, vừa phát triển nông thôn mới, nông nghiệp đô thị nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, các chính sách bỏ cơ bản thống nhất...

Về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố, cần chú trọng thực hiện nhưng không cứng nhắc, thực hiện từng bước và căn cứ vào điều kiện thực tiễn.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Luật hóa quy định sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng

Luật hóa quy định sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh Trần Đình Gia tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực liên quan đến các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khẩn trương bố trí kinh phí chi trả cho người xin nghỉ và dôi dư trong quá trình sắp xếp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tuyên dương 11 điển hình học và làm theo Bác

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã tuyên dương, khen thưởng 3 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.