Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao tại buổi Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
Ngày 17/7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.
Khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.
Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Tháng 5/2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với Khu vực Nam Biển Đông.
Việt Nam chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)
Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng những quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.
Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14/6/2024.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)
Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì Lễ trao quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Từ 7/2025, công chức dôi dư sau sáp nhập hưởng chính sách riêng của nghị định 154; người tự nguyện hoặc buộc thôi việc áp dụng nghị định 170, quyền bảo hiểm vẫn giữ.
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.
Từ cấp tỉnh, huyện (cũ), nhiều cán bộ ở Hà Tĩnh đã nhận nhiệm vụ mới tại các xã, phường. Chuyển vị trí, đổi môi trường, những cán bộ này mang theo không chỉ kinh nghiệm, mà còn cả tinh thần gần dân, sát việc.
Bằng sự tận tâm, Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Cẩm Hưng (Hà Tĩnh) đã nhận được sự hài lòng và nhiều tình cảm từ người dân. Bài thơ "điểm 10" của một cụ ông là minh chứng sống động cho tinh thần phục vụ "lấy dân làm gốc" tại đây.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về một số nội dung liên quan tổ chức đảng, đảng viên.
Những chiến công thầm lặng trên mặt trận không tiếng súng của lực lượng an ninh Công an Hà Tĩnh đã góp phần ổn định chính trị, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Trước anh linh các anh hùng liệt sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng đoàn công tác nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đoàn kết xây dựng quê hương phồn vinh, thịnh vượng, toàn ngành ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trung tâm phục vụ hành chính công của các phường mới tại khu vực KKT Vũng Áng đang vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh tại Hà Tĩnh.
Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, dự kiến khai mạc lúc 8h ngày 23/7/2025 tại hội trường tầng 1, trụ sở UBND tỉnh.
Cùng với kiện toàn các chức danh, phân công nhiệm vụ cụ thể, HĐND cấp xã ở Hà Tĩnh đang tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm vụ của mình để thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 177-KL/TW ngày 11/7/2025 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Cử tri xã Kỳ Anh và các xã, phường lân cận kiến nghị đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhiều chính sách đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã và phản ánh các vấn đề dân sinh trên địa bàn.
Ngày 11/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng tin tưởng, Đảng bộ Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định và bền vững.
Bước vào giai đoạn vận hành bộ máy mới, các địa phương ở Hà Tĩnh đã đặt kỷ cương lên hàng đầu, nhanh chóng tạo dựng được hình ảnh một nền hành chính chuyên nghiệp, liêm chính.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã góp ý nhiều nội dung quan trọng vào Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XX, đặc biệt là các giải pháp sát thực tiễn, có tính khả thi cao, thể hiện khát vọng vươn lên của tỉnh nhà trong nhiệm kỳ tới.
Hội nghị trực tuyến về công tác tư pháp sau sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm định hướng, tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác tư pháp tại cơ sở.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, đồng thời nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh, Lễ kỷ niệm 260 năm năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du phải được chuẩn bị chu đáo, thể hiện tầm vóc của Đại thi hào và lan tỏa được hình ảnh văn hóa, con người Hà Tĩnh.
Công an tỉnh Hà Tĩnh công bố danh sách 13 địa điểm làm thủ tục cấp thẻ căn cước và tài khoản định danh điện tử nhằm tạo thuận lợi cho người dân sau sáp nhập đơn vị hành chính.
Hiện nay, mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản cá nhân đều được cơ quan thuế kiểm soát chặt chẽ. Có 5 trường hợp nhận tiền phải kê khai và nộp thuế theo quy định.
Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh phát động ủng hộ Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" tỉnh, kêu gọi các tổ chức, cá nhân bằng tình cảm và trách nhiệm, chung tay đóng góp nguồn lực.
Ngày 10/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra công tác vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại các xã: Mai Hoa, Thượng Đức, Vũ Quang, Hương Bình, Hương Xuân và Hương Phố.