Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Chiều 25/6, Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế thường niên lần thứ 5 mang tên Army 2019 đã khai mạc tại công viên Patriot ở thành phố Kubinka, ngoại ô Moskva và sẽ kéo dài tới ngày 30/6

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Triển lãm quân sự quốc tế Army 2019 có hơn 1.300 công ty đến từ 10 quốc gia đã tham gia trưng bày 27.000 mẫu mã, sản phẩm và công nghệ quân sự. Trong số các loại vũ khí tại đây thì tên lửa phòng không Nga luôn giành được sự quan tâm đặc biệt.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Tổ hợp pháo phòng không tự hành 2S38 Derivaciya PVO là một thiết kế mang tính đột phá của Nga, module chiến đấu đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 có độ cơ động rất cao.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Điểm đặc sắc của 2S38 Derivaciya PVO đó là nó bắn được những viên đạn 57 mm lắp ngòi điện tử định tầm nổ, tầm bắn hiệu quả 6 km, độ cao tác xạ 4,5 km, nhịp bắn 120 phát/phút, ngoài ra vũ khí này còn có thể sử dụng như phương tiện yểm trợ hỏa lực cho bộ binh.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Tại triển lãm Army 2019 một trong những sản phẩm được mong chờ nhất chính là tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-SM, Nga đã không làm các khách tham quan phải thất vọng.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Tổ hợp Pantsir-SM đặt trên khung gầm xe tải việt dã bọc thép KamAZ 8x8, nó được vũ trang bằng 12 tên lửa đánh chặn 57E6ME tầm xa 30 km đi kèm 2 pháo phòng không bắn nhanh cỡ 30 mm.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Radar của Pantsir-SM là bước đột phá so với phiên bản cũ khi tầm phát hiện mục tiêu lên đến 40 - 75 km,bám bắt được đối tượng bay từ 20 - 40 km, đây đã là một tổ hợp phòng không tầm trung chứ không phải tầm thấp.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2DT phiên bản dùng tại Bắc Cực sử dụng xe đầu kéo bánh xích DT-30 Vityaz, bên cạnh là tổ hợp phòng không lục quân tầm xa S-300V4.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Phiên bản đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 của tổ hợp phòng không lục quân Sosna được gọi bằng cái tên mới là Pine, nó cung cấp mức độ việt dã và khả năng bảo vệ tốt hơn nhiều so với khung gầm MT-LB.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Nga đang phát triển song song tổ hợp Pine và Tunguska-M để thay thế hệ thống Strela-10 đã cao tuổi, nhưng có vẻ như tổ hợp Pine chủ yếu dùng cho xuất khẩu chứ không phải để trang bị cho quân đội nga.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung nâng cấp Buk-M3 là một trong những khách quen tại các cuộc triển lãm quân sự Nga, đáng tiếc rằng nó có vẻ chưa được nhiều đối tác quan tâm.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Buk-M3 bị xem là "bình mới rượu cũ", công nghệ không thực sự nổi trội so với phiên bản Buk-M2 phổ biến trong khi giá thành lại đắt hơn nhiều, ngay cả trong quân đội Nga hệ thống này cũng ít xuất hiện.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Sở dĩ Buk-M3 bị ế ẩm theo nhận xét của nhiều chuyên gia quân sự thì tác động chính đến từ tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung - xa S-350 Vityaz ưu việt hơn nhiều.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

S-350 Vityaz là hệ thống tên lửa phòng không được Nga thiết kế mới hoàn toàn thay vì thừa hưởng thành tựu của Liên Xô, nó được xác định sẽ thay thế cả Buk lẫn S-300 trong tương lai không xa.

Dàn tên lửa phòng không Nga trưng bày tại Triển lãm Army 2019

Hệ thống S-350 Vityaz được tích hợp 3 loại tên lửa đánh chặn 9M100, 9M96 và 9M96E2 có tầm bắn dao động từ 10 km đến 120 km, tiêu diệt được mục tiêu từ độ cao rất thấp cho tới rất cao.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast