Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Không quân Hoàng gia Anh vừa chính thức làm lễ chia tay bầu trời cho các máy bay chiến đấu Tornado của mình sau 40 năm phục vụ liên tục.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Theo lời giới thiệu của Không quân Hoàng gia Anh, các máy bay chiến đấu Tornado đã phục vụ lực lượng này liên tục trong 4 thập kỷ, nhiều phi công lái chúng thậm chí chưa ra đời vào thời điểm ban đầu.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Dưới sự chứng kiến của bạn bè và các thành viên gia đình những phi công Không quân Hoàng gia, các máy bay Tornado đã xếp hàng thực hiện màn diễu binh "voi đi bộ", chúng thực hiện chuyến bay cuối và hạ cánh xuống căn cứ Marham.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Trước khi chính thức nghỉ hưu, Tornado vẫn được triển khai tại căn cứ Không quân Hoàng gia ở Akrotiri, Síp. Ở đó, họ phối hợp với quân đồng minh tấn công tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Sau khi nghỉ hưu, vai trò của những chiếc máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe mang tính biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh này sẽ được giao lại cho tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Panavia Tornado là loại chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe do liên doanh Anh, Đức và Italy sản xuất, nó thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 14/9/1974.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Ban đầu Tornado được thiết kế với vai trò máy bay cường kích siêu âm tấn công mặt đất ở độ cao thấp, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Sau đó Tornado được phát triển thành 3 phiên bản chính gồm: Tiêm kích đánh chặn Tornado ADV (Air Defense Variant); Tiêm kích đa năng Tornado IDS (Interdictor/ Strike) và bản chế áp phòng không Tornado ECR (Electronic Combat/ Reconnaissance).

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Phiên bản Tornado IDS (GR4)/ Tornado ADV (F3) có chiều dài 16,72/ 18,7 m; sải cánh 13,91 m khi xòe ở góc 25 độ và 8,6 m khi cụp ở góc 67 độ; chiều cao 5,95 m; trọng lượng rỗng 13.890/ 14.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28.000 kg.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Động cơ phản lực trang bị cho các phiên bản máy bay chiến đấu cánh cụp cánh xòe Tornado là loại Turbo-Union RB199-34R có lực đẩy 73 kN mỗi chiếc.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Tốc độ tối đa của Tornado vào khoảng 2.400 km/h; tầm hoạt động 1.390 km ở chế độ thông thường hoặc 3.890 - 4.265 km khi mang theo 4 thùng dầu phụ; trần bay 15.240 m.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Vũ khí trang bị cho Tornado gồm pháo 27 mm Mauser BK-27 với 180 viên đạn (2 khẩu trên Tornado IDS và 1 khẩu trên Tornado ADV), các điểm treo trên cánh và thân mang được 9.000 kg vũ khí gồm bom và tên lửa.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Trước khi nghỉ hưu, Không quân Hoàng gia Anh vẫn đang duy trì hoạt động 35 chiếc Tornado ADV F3 cùng 108 chiếc Tornado IDS (86 chiếc GR4 và 22 chiếc GR4A).

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Anh đã bán cho Không quân Hoàng gia Saudi Arabia tất cả 84 chiếc Tornado ADV F3 và Tornado IDS, chúng cũng đang được thay thế bởi tiêm kích Eurofighter Typhoon hiện đại hơn.

Màn chia tay bầu trời siêu hoành tráng của các chiến đấu cơ Tornado

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Italy đang có 59 chiếc Tornado IDS và 15 chiếc Tornado ECR, con số này ở Không quân Đức lần lượt là 160 và 34 chiếc, dự kiến chúng cũng sẽ được cho nghỉ hưu trong tương lai gần.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast