Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

Mỗi loại vũ khí, khí tài quân sự trước khi chính thức đi vào hoạt động, thường có hàng chục phiên bản không khả thi cả về hoạt động cũng như kinh tế.

Tuy nhiên, những nguyên mẫu đó cũng không phải đều là “vô tác dụng”, bởi rất nhiều trong số đó về sau đã được sử dụng để phát triển các thế hệ vũ khí mới.

Dưới đây là 5 nguyên mẫu nổi tiếng nhưng không bao giờ được sản xuất hàng loạt của Nga.

Tàu ngầm Cá vàng

Dự án 661 Anchar, còn được biết đến với cái tên tàu ngầm hạt nhân K-162 hay K-222 (NATO gọi là tàu ngầm lớp Papa), vẫn được coi là tàu ngầm nhanh nhất từng được chế tạo trên thế giới. Tàu ngầm này có thể đạt tốc độ 44,7 hải lý (82,8 km/h), mang được 10 tên lửa hành trình và 12 quả ngư lôi, loại có thể được phóng từ bất cứ con tàu nào.

Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

Tàu ngầm K-162. Ảnh: Sputnik

Vấn đề với K-222 còn có biệt danh là “Cá Vàng” này là phần thân máy được chế tạo từ titan, khiến nó có giá thành vô cùng đắt đỏ. Bên cạnh đó, con tàu này còn chạy khá ồn, khiến nó bị mất mất tính khó phát hiện - một yếu tố vô cùng quan trọng đối với những con tàu ngầm. Đơn vị K-222 duy nhất được triển khai là vào năm 1969 và sau 20 năm hoạt động thì bị loại biên.

Một số ý tưởng sử dụng trong sản phẩm K-222 này sau đó đã được tận dụng trong quá trình xây dựng tàu ngầm hạt nhân khác là Dự án 670 Skat (NATO gọi là tàu ngầm lớp Charlie).

"Quái vật biển" Caspian

Ekranoplan cơ lớp Lun (NATO gọi là Duck) là một loại phương tiện kết hợp độc đáo giữa tàu thủy và máy bay, với việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển.

Không giống như những chiếc thủy phi cơ các loại tương tự, Ekranoplan lớp Lun khá lớn (dài 74m và rộng 44m) và nó mang được 4 tên lửa diệt hạm P-270 Moskit. Chiếc Lun này cũng có thể tiếp cận mục tiêu với tốc độ cực kỳ ấn tượng: 550 km/h. Do nó lướt trên mặt nước, hầu hết các hệ thống radar đều không thể phát hiện được nó cho đến khi quá muộn.

Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

"Quái vật biển Caspian". Ảnh: Sputnik

Lun được chế tạo dựa trên nguyên mẫu trước đó là Korabl Maket và được các nước phương Tây gọi là Quái vật biển Caspian. Thế nhưng chiếc Ekranoplan lớp Lun này lại có chung “số phận” với “Cá Vàng”. Năm 1987, khi chiếc Lun nguyên mẫy duy nhất được hoàn thành và phục vụ trong thành phần Hạm đội biển Đen. Tuy nhiên, sau đó, Liên Xô không có đủ nguồn quỹ cho việc sản xuất loạt và đã bỏ dự án này.

Năm 2015, các “tác giả” của Quái vật biển Caspian tuyên bố họ đã bắt đầu chế tạo một phiên bản mới của chiếc thủy phi cơ này.

Cha đẻ của Su-57

Nguyên mẫu máy tiêm kích Su-47 Berkut (NATO gọi là Firkin) có một điểm đặc trưng, đó là cánh máy bay có hình mũi tên ngược. So với kiểu cánh truyền thống, thiết kế cánh ngược về phía trước mang lại rất nhiều lợi thế, khả năng cơ động cao, duy trì góc tấn lớn ở tốc độ rất thấp, quãng đường cất hạ cánh ngắn hơn. Thiết kế này từng được kỳ vọng sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ hàng không.

Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

Tiêm kích Su-47 Berkut. Ảnh: Sputnik

Tuy nhiên, chưa một mẫu máy bay cánh ngược nào được đi vào phục vụ như một máy bay chiến đấu thực thụ, tất cả chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm công nghệ cho dù khái niệm này đã ra đời trên 70 năm.

Năm 1997, do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, dự án Su-47 đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, ý tưởng của chiếc tiêm kích này cũng không hề bị lãng phí. Hiện nay nó đang được sử dụng để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 của Nga.

"Đại bàng đen"

Dự án 640 hay Xe tăng Đại bàng đen không khác gì nhiều so với những mẫu từng được Quân đội Nga sử dụng, nhưng nó có một lợi thế - trong chiến đấu, các ghế ngồi trong khoang được thiết kế thấp hơn, từ đó cải thiện khả năng sống sót của binh sỹ trong trường hợp xe tăng bị đánh trúng.

Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

Xe tăng "Đại bàng đen". Ảnh: Sputnik

Tuy nhiên, do thiếu sự đổi mới trong thiết kế cùng với việc thiếu kinh phí, siêu tăng Đại bàng đen đã không được đưa vào sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, ý tưởng cốt lõi của xe tăng Đại bàng đen sau này đã được sử dụng trong phiên bản xe tăng Armata.

Máy bay không gian MiG-105

MiG-105, còn có tên gọi là Lapot, là dự án tàu không gian từ thời Liên Xô và được coi là đối địch với dự án tàu vũ trụ Dyna Soar của Mỹ (chương trình phát triển một máy bay không gian có thể sử dụng cho nhiều nhiệm vụ quân sự khác nhau, bao gồm trinh sát, ném bom, cứu hộ không gian, bảo dưỡng vệ tinh và tiêu diệt vệ tinh của đối phương).

Những nguyên mẫu vũ khí của Nga không bao giờ được sản xuất hàng loạt

Máy bay không gian MiG-105. Ảnh: Sputnik

MiG-105 là loại máy bay có một chỗ ngồi, có thể được phóng vào không gian từ một chiếc tàu mẹ. Nó có một khoảng trống để chứa được một thiết bị cỡ nhỏ, hoặc các loại vũ khí, đồng thời có thể quay trở về Trái đất và hạ cánh như một chiếc máy bay bình thường. Tuy nhiên, chiếc máy bay này chưa bao giờ bay vào không gian và cuối cùng nó bị hủy bỏ vào cuối những năm 1970.

Tới nay, những ý tưởng đằng sau chiếc MiG-105 vẫn chưa được sử dụng. Tuy nhiên, có thể một ngày nào đó nó sẽ được sử dụng tới.

Theo VOV.VN/Sputnik

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast