Mùa sắn

Tôi sinh ra ở vùng đất suốt đời nặng tình khoai sắn. Củ sắn không chỉ nuôi tôi thành người mà nuôi cả làng tôi sinh tồn và phát triển. Cái thưở hàn vi dưới mái tranh nghèo, không gia đình nào không trồng sắn. Sắn mọc trong vườn, sắn mọc trên đồi cao, sắn mọc cheo leo trên cả những cánh rừng hoang bạt lau lách .

Sắn xanh kỳ vọng! Ảnh: Internet
Sắn xanh kỳ vọng! Ảnh: Internet

Cứ đến tháng giêng khi hoa xoan mở bung sắc trắng, dân làng tôi lại nô nức trồng sắn. Những cây sắn cũ trồng từ vụ trước được xếp ngay ngắn từ ngoài hiên hay gác lên chuồng trâu, chuồng bò bây giờ được đưa ra trồng vụ mới…Những cây sắn khẳng khiu gầy guộc và mỗi chiếc mắt của chúng dấu bao nhiêu nổi niềm suy tư, khát vọng.. Người làng tôi có kinh nghiệm, cây sắn nào càng “dày mắt” càng ra nhiều củ càng dễ trồng.. Mỗi cây sắn giống được đốn thành ba hay bốn lóng ( đốt) một bằng dao rựa hay chiếc cưa nhỏ. Để sắn nhanh nẩy mầm dân làng tôi thường dùng tro bếp chấm vào “hai đầu lóng”. Mùa trồng sắn làng tôi không ai không dậy sớm, trên ngọn đồi cao đất trồng sắn được cày xới tươi mịn thành những luống hàng thẳng băng . Nhiều bó rạ, bó lá hoàng xà, vọt.. được phủ lên trên từng luống dài sau khi đã gieo giống sắn vào đất và kèm theo nguồn dinh dưởng phân chuồng dự trử.. Sắn nằm trong đất kín, nghe mênh mông bốn bề sương rơi, nghe mênh mông bốn bề tiếng chim bồ chao hót… Giọt mồ hôi người, giọt mồ hôi trâu và tiếng thì thầm của đất gọi sắn nẩy mần nhanh..nhanh… Trong màn sương loang rộng, những mầm sắn xanh nhấp nhô, dào dạt dát kín vườn gần, vườn xa.. Rồi nắng đến, rồi gió tới những cây sắn bắt đầu xoè ra. Kỳ lạ mỗi bày tay con người có năm ngón thì trên mỗi cành sắn đều xoè ra năm lá. Cành sắn đỏ, nuột nà như đấng thần linh đã dày công nuôi nhuộm.. Trong đất sắn bất đầu âm thầm vươn rễ dài sinh củ.. Củ to, củ nhỏ kết lại thành chùm, loài sắn ngon củ tròn, ngắn dân làng tôi thường gọi “ sắn búp vải”.

Bây giờ đã sang tháng mười, tháng tôi thường hoài niệm về tuổi thơ tôi, tôi lại bâng khuâng nhớ quê, nhớ về cây sắn. Trên những ngọn đồi cao ấy thấp thoáng những người , cầm cuốc, cầm rổ nhổ sắn về ăn. Mùa này cũng là mùa mưa dầm, tiết trời se se lạnh chị dâu tôi lại giã bột sắn làm bánh ngào. Nhà tôi năm nào cũng có ít nhất năm chum sắn khô. Sắn khô thơm mùi lá chuối khô được đưa vào cối giã đến bây giờ mùi thơm vẫn còn phảng phất đâu đây. Chao ôi bột sắn tinh khiết ngào với mật nguyên chất Sơn Thọ mỗi lần thưởng thức vị ngọt rân rân đến cả từng sớ thịt.. Những củ sắn tươi bóc vỏ trắng ngần lúc bắc lên bếp bỏ thêm ít muối và vài lá dứa khi nước sôi sùng sục mùi sắn dậy lên thơm khiến con chó con mèo trong nhà khoái chí “khịt mũi, rung râu”.. Người làng tôi dù nghèo mấy cũng dành sắn phần thức ăn cho những con vật trong gia đình.. Nhà nào trồng được sắn nhiều ắt trâu bò gà lợn đều đều khoẻ mạnh theo tay chủ...

Cây sắn thuỷ chung, cây sắn nghĩa tình tưởng như muôn đời bất diệt ấy bây giờ đang dần dần mất hút giữa làng tôi.. Dân làng tôi nhiều gia đình hiện nay đang dành đất trồng keo, trồng tràm và những nhóm cây kiếm được tiền lãi nhiều hơn sắn. Con lợn, con gà cũng thôi dần thức ăn sắn để “tăng trọng” bằng loại thức ăn gia súc thời công nghiệp phát triển. Nhắc đến chuyện trồng sắn lớp hậu sinh cười khẩy, nhưng nên nhớ rằng cây sắn chính là linh hồn, cốt nhục của quê hương.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast